Hotline 24/7
08983-08983

Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt vitamin A ở trẻ?

Câu hỏi

Cha mẹ có thể tự nhận biết con mình thiếu vitamin A không, hay phải đi bác sĩ khám mới biết ạ?

Trả lời
Trẻ bị thiếu hụt vitamin A. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào Phương Linh,
Cha mẹ có thể tự nhận biết con mình thiếu hụt vitamin A mà không cần phải đi bác sĩ khám. Những dấu hiệu nhận biết gồm có:


- Trẻ bị khô mắt, sợ ánh sáng, ra ngoài mắt trẻ nhắm lại, chảy ít hoặc không có nước mắt khi khóc, đồng thời da trẻ khô nứt, bong vảy, sần sùi.

- Trẻ thiếu vitamin A thường chậm lớn, không tăng cân, mệt mỏi, hay quấy khóc, không chịu chơi, khó ngủ.

Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung vitamin A cho trẻ bằng cách cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, ăn bổ sung và uống vitamin A theo lịch tiêm chủng 6 tháng/lần. Chế độ ăn của trẻ nên bổ sung thêm dầu mè vào thực đơn cho bé và nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng, gan,...
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Vì sao Ccn bổ sung vitamin A cho trẻ 6 tháng 1 lần?

Tình trạng thiếu hụt vitamin A là một trong những mối quan tâm lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với sức khỏe chung của trẻ em toàn cầu, đặc biệt là ở những nước đang phát triển và chưa phát triển. Mối quan tâm này đủ lớn, để WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và các hệ thống y tế của hơn 100 quốc gia trong nhóm nguy cơ cao tiến hành chương trình y tế cộng đồng, bổ sung vitamin A liều cao, mỗi 6 tháng một lần cho trẻ nhỏ ở các nước, để có thể chống lại và giảm thiểu gánh nặng hệ lụy sức khỏe từ tình trạng thiếu hụt vitamin A này.

Thống kê cho thấy, từ khi chương trình bổ sung vitamin A được tiến hành, đã làm giảm 24% tỉ lệ tử vong nói chung ở trẻ dưới 5 tuổi; giảm các yếu tố thúc đẩy mù lòa, giảm tần suất bệnh, tử vong do bệnh sởi và tiêu chảy ở trẻ.

Tại Việt Nam, cách đây 30 năm đã rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng của thiếu hụt vitamin A rất trầm trọng. Ở những năm 1980, mỗi năm có hơn 5.000 trẻ bị mù lòa do thiếu hụt vitamin A, và tỉ lệ tổn thương giác mạc do thiếu vitamin A ở trẻ trước tuổi đi học cao gấp 7 lần so với ngưỡng cho phép của WHO.

Từ khi áp dụng bổ sung vitamin A mỗi năm 2 lần ở Việt Nam, chưa một trường hợp ngộ độc nào được ghi nhận và cũng không còn nghe thấy trường hợp nào bị mù lòa do thiếu vitamin A.

Vì vậy, việc bổ sung vitamin A liều cao, 1 lần duy nhất mỗi 6 tháng cho trẻ em từ 6 tháng đến 60 tháng là cần thiết, không chỉ là một quyết định cá nhân, mà còn là một chiến lược sức khỏe toàn cộng đồng.

Một số bà mẹ có thể nghĩ đến việc kiểm tra nồng độ vitamin A trong cơ thể trẻ trước khi cần cho uống vitamin A. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng, mặc dù chúng ta có thể thử máu đo hàm lượng vitamin A trong máu, nhưng giá trị này lại không phản ánh được đúng chính xác tình trạng dự trữ vitamin A ở gan trong cơ thể. Khi có dấu hiệu bất thường về hàm lượng vitamin A trong máu, thì cơ thể đã bị thiếu hụt vitamin A trầm trọng và có thể đã có hậu quả xảy ra rồi. Vì vậy, việc kiểm tra máu ở trẻ em trước khi bổ sung vitamin A không được khuyến cáo.

Hiện nay, khuyến cáo bổ sung dự phòng vitamin A cho trẻ nhỏ tại Việt Nam như sau:

Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng.

Trẻ từ 12 - 36 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng.

Trẻ từ 36-60 tháng: Khuyến cáo liều lượng tùy theo vùng miền.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X