Hotline 24/7
08983-08983

Đau bụng dữ dội cần cấp cứu ngay lập tức?

Câu hỏi

Em bị đau bụng 3 hôm nay. 2 hôm đầu đau và đi ngoài lỏng, đến ngày thứ 3 thì không còn đi ngoài nữa nhưng đau rất dữ dội. Nếu em nằm hoặc ngồi thì không đau nhưng chỉ cần đứng lên đi thì rất đau. Em mong bác sĩ tư vấn em có dấu hiệu bệnh gì ạ? Em thật sự rất lo lắng. Em cảm ơn ạ. (Lê Thị Quỳnh Anh - lethiq...@gmail.com)

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Quỳnh Anh thân mến,

Đau bụng rất dữ dội là một tình trạng cấp cứu nội ngoại khoa. Nguyên nhân có thể từ viêm ruột, viêm tụy, viêm ruột thừa vỡ, thủng dạ dày, thai ngoài tử cung vỡ... mà triệu chứng trước đó có thể có sốt hoặc không, có thể rối loạn tiêu hóa với tiêu chảy trước đó.

Em cần đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt, qua thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm máu, siêu âm bụng, có khi cần đến cả CTScan bụng) mới xác định được nguyên nhân và điều trị thích hợp. Em đến thẳng phòng cấp cứu, em nhé!

Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Danh từ thay thế (đau dạ dày, đau vùng bụng, bụng đau, đau quặn bụng).

Đau bụng rất đa dạng như đau quặn thắt, đau nhói từng cơn, đau nhẹ kéo dài... Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau. Không phải lúc nào đau bụng cũng là biểu hiện của một bệnh nguy hiểm cần được điều trị, có những dạng đau bụng có thể tự khỏi như rối loạn tiêu hóa... Ngược lại, đau ít hoặc không đau lại có thể biểu hiện cho những tình trạng nặng đe doạ tính mạng như ung thư đại tràng hoặc viêm ruột thừa giai đoạn sớm.

Cách xử trí khi bị đau bụng

Với các trường hợp đau nhẹ

Bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà và uống một ít nước lọc, tránh thức ăn đặc. Nếu có nôn, nhịn ăn trong 6 giờ, sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ. Nếu đau thượng vị và đau sau bữa ăn, các thuốc kháng acid có thể làm dịu đau, nhất là khi bạn cảm thấy xót ruột hay đầy hơi. Tránh dùng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua, cà phê, rượu và nước ngọt có gaz. Bạn có thể thử dùng các thuốc ức chế H2 (cimetidine, nizatidine, hoặc ranitidine) được phép bán tự do. Sau khi dùng thuốc nếu tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi, hãy đi khám bệnh sớm.

Tránh dùng aspirin, ibuprofen, các loại thuốc giảm đau có á phiện nếu không có ý kiến của bác sĩ. Nếu biết chắc chắn cơn đau không liên quan đến gan, bạn có thể dùng paracetamol.

Với các trường hợp đau nặng, dồn dập

Cần đi khám bệnh ngay khi có các triệu chứng sau: Đau đột ngột và dữ dội ở bụng; Đau lan đến ngực, cổ và vai; Nôn ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt khi phân có màu nâu đen hoặc đen); Bụng cứng như tấm bảng, ấn đau; Không đi tiêu được, đặc biệt khi kèm nôn; Đầy hơi kéo dài hơn 2 ngày; Tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày; Khó chịu ở bụng lâu hơn 5 ngày; Đau kèm theo sốt trên 38 độ C; Tiểu lắt nhắt và cảm giác nóng buốt khi đi tiểu; Đau vùng bả vai kèm buồn nôn; Đau trong thai kỳ (hoặc nghi ngờ có thai); Biếng ăn kéo dài và sút cân không rõ nguyên nhân.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X