Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM
Đang cho con bú có nên uống thuốc điều trị viêm tai giữa?
Câu hỏi
BS cho em hỏi, Cách đây 1 tuần em đi khám tai trái, BS kết luận bị nấm tai (viêm tai ngoài), cho rửa tai và kê thuốc Candibiotic nhỏ tai ngày 3 lần (BV không có thuốc này nên BS hướng dẫn ra nơi khác mua). Sau khi rửa tai em không còn thấy ù tai, nhưng ra ngoài mua không có thuốc này nên em không có nhỏ tai và thấy khó chịu trở lại. Cách đây 1 ngày em khám tai tại BV Tai Mũi Họng TPHCM thì BS xem và nói là tai nhiều nấm và mủ, kết luận viêm tai giữa, kê toa (Sulcilat 750mg, Alphachymotr, Fosmicins, Bluecezn và Medibro) và nói là ngày nào cũng phải rửa tai. Em đang cho bé bú (bú thêm vào ban đêm vì bé không chịu nút bình (bé 12,5 tháng). Vậy dùng thuốc này thì tuyệt đối không được cho bé bú không? Phải rửa tai rồi mới uống thuốc mới có hiệu quả, hay là uống thuốc, nhỏ thuốc thấy giảm thì có thể giảm rửa tai. Vì em đi làm, cũng khó sắp xếp thời gian đi rửa tai hàng ngày được. Từ nấm tai có thể chuyển sang có mủ không, hay do tác động khác làm tai bị tổn thương mới có mủ. Nhờ BS tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn BS.
Trả lời
Nếu em dùng các thuốc trên thì tốt nhất không nên cho con bú. Còn vấn đề nấm tai của em có thể bị bội nhiễm thêm nên sang thương mới có mủ.
Chính vì vậy, em nên tuân thủ điều trị và làm theo hướng dẫn của BS, mới hy vọng có kết quả tốt được.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>> AloBacsi ơi, điều trị viêm tai giữa bằng toa thuốc sau có ảnh hưởng sữa mẹ?
>> Cách điều trị viêm tai giữa cấp trong thời gian cho con bú?
Tai giữa là vùng không gian ở phía sau màng nhĩ, có chức năng truyền tải âm thanh từ bên ngoài vào phía tai trong. Bệnh viêm tai giữa hình thành khi bị các loại vi khuẩn, nấm tấn công khiến cho ống tai ngoài hoặc vành tai bị sưng, viêm và đi kèm với các triệu chứng phồng màng nhĩ, giảm thính lực. Đây là một căn bệnh phổ biến nhất trong những bệnh lý về tai và được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh viêm tai giữa ở người lớn hình thành do cách vệ sinh tai chưa đúng cách, như việc dùng vật nhọn để ngoáy và khiến vùng tai giữa bị tổn thương. Hoặc do bị nhiễm khuẩn từ một số bệnh khác như viêm tai ngoài, viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi… Những người thường phải làm việc trong môi trường bụi bẩn, tắm ở nguồn nước không đảm bảo, hay bị nước vào tai khi đi bơi cũng sẽ có nguy cơ bị viêm tai giữa cao. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình