Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Da không có cảm giác đau, dấu hiệu sớm của bệnh phong cùi?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ! Con năm nay 17 tuổi, cách đây 4 ngày con có cảm giác không đau khi bị nhéo hay đánh, nhưng vẫn biết mình bị đánh, ngứa cũng biết là ngứa nhưng gãi thì không có cảm giác đang gãi da của mình. Con đã tìm hiểu bệnh phong nhưng con không có dấu hiệu gì về bệnh này cả. Chỉ giống là không có cảm giác đau, chứ con vẫn thấy lạnh, thấy nóng. Con hay nuốt dịch mũi, miệng lúc bị bệnh. Con không bị nổi đốm đỏ cũng không bị nhạt màu da gì hết ạ. Bác sĩ cho con hỏi đây có phải giai đoạn đầu của bệnh phong hay dấu hiệu của bệnh nào khác? Con xin cảm ơn.
Trả lời
Nên đi khám khi nghi ngờ mắc bệnh phong.
Chào em,
Bệnh phong là một bệnh truyền nhiễm, có diễn tiến chậm, thời giạn ủ bệnh kéo dài. Biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, nhưng có hai dạng thường gặp là dạng phong củ và dạng phong u, từ mỗi dạng này lại chia ra nhiều thể khác nhau nữa.
Cả hai dạng trên đều gây tổn thương da, nhưng thường thì dạng phong u gây những tổn thương nặng nề hơn, tạo thành những cục u lớn ngoài da khiến bệnh nhân có bộ dạng méo mó, dị dạng.
Dấu hiệu sớm nhất của bệnh là những vết biến màu trên da, không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm dăm ba chỗ và chứa rất ít vi khuẩn. Nhưng cũng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể và đầy những vi khuẩn. Vì đây là bệnh truyền nhiễm nên chỉ lây lan khi tiếp xúc với chất tiết hoặc dịch mũi họng của bệnh nhân bị phong.
Những dấu hiệu em mô tả chưa đủ để khẳng định mắc bệnh phong, cũng không giống với triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh. Nếu có giảm cảm giác da và ngứa, trước hết em nên khám chuyên khoa Da liễu để tầm soát nguyên nhân và điều trị em nhé!
Thân mến.
Bệnh phong chủ yếu ảnh hưởng đến da và các dây thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống, được gọi là các dây thần kinh ngoại vi. Nó cũng có thể tấn công vào mắt và niêm mạc mũi.
Các triệu chứng chính của bệnh phong là các vết loét gây biến dạng da, khối u hoặc cục không mất đi sau vài tuần hoặc vài tháng. Vết loét da nhạt màu.
Tổn thương dây thần kinh có thể dẫn đến:
- Mất cảm giác ở tay và chân
Bệnh phong có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh bằng nhiều cách khác nhau, chủ yếu qua 2 đường chính sau: đường hô hấp và đường tiếp xúc.
Bệnh phong có thể chữa khỏi. Điều trị tùy thuộc vào loại bệnh phong. Kháng sinh được dùng để điều trị các nhiễm trùng. Điều trị dài hạn kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh được chỉ định, thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Những người bị bệnh phong nặng cần dùng thuốc kháng sinh lâu hơn. Kháng sinh không thể điều trị các dây thần kinh đã bị tổn thương.
Thuốc chống viêm được sử dụng để kiểm soát đau dây thần kinh và tổn thương liên quan đến bệnh phong, bao gồm steroid như prednisone.
Bệnh nhân bị bệnh phong cũng có thể được dùng thalidomide, một loại thuốc ức chế mạnh hệ miễn dịch của cơ thể. Nó giúp điều trị các nốt u trên da của bệnh phong. Thalidomide là thuốc gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng đe dọa tính mạng, do vậy chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ sắp có thai.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh phong là tránh tiếp xúc gần gũi lâu dài với một người bị bệnh phong không được điều trị. Bạn không nên dùng chung đồ đạc với người bệnh.
Nếu chẳng may dính phải dịch từ nước bọt hay dịch mũi từ người bệnh, bạn hãy rửa da ngay bằng xà phòng để diệt khuẩn. Bạn lưu ý không để vùng da trầy xước tiếp xúc với người bệnh.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình