Hotline 24/7
08983-08983

Có phải mẹ tôi bị bệnh tâm thần không, nên nằm viện hay điều trị tại nhà?

Câu hỏi

Xin bác sĩ tư vấn giúp bệnh của mẹ tôi. Cảm ơn bác sĩ! Sau đây là nhật ký bệnh khá dài.

Bệnh của mẹ tôi:

19/2 biết tin xấu ở Huế, người anh ruột mất, ba/bốn ngày sau vẫn bình thường... .

1/3 thấy mệt nghi ngờ xương khớp ...

3/3 khám Bình Thạnh BS Trương Sanh, cho chụp X quang, kết quả xương phổi bình thường. Về nhà vẫn hiện tượng mệt và hay nghĩ ngợi về Huế...

11/3 đi khám bệnh viện Bình Thạnh gặp BS Sanh, BS kiểm tra máy tính báo xương khớp ổn, đề nghị qua khám nội vì mệt và khó thở. Ở khoa nội, sau khi trình bày tất cả các bệnh đang điều trị và sự việc ở Huế thì BS Yến yêu cầu khám bệnh viện Tâm thần. Đến Tâm thần gặp BS Tô Phương Vũ, trình bày hiện tượng, BS nói nguyên nhân từ Huế và bảo là chuyện nhỏ, ngoài Zopistad và quetiapine như thường lệ còn cho thêm Clealine và Trihexyphenidyl.

12/3 tình trạng càng xấu đi, mệt khó thở và đau ngực nên đi cấp cứu bệnh viện 175. Bệnh viện siêu âm tim và điện tim kết quả tim bình thường. Sau khi trình bày về tất cả các bệnh và chuyện ở Huế thì BS Đinh Vũ Ngọc Minh kết luận: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực (tiên lượng: vừa). Sau đó cho thuốc Quetiapine và Zopiclone như thuốc bệnh viện tâm thần đã kê toa và cho xuất viện.

Các hiện tượng:

12/3 Xuống xe ở bệnh viện tâm thần khóc và nói thương anh Vọng quá. Đi taxi về nhà nôn nhiều lần trên xe!

13/3 Vẫn như cũ, khó thở và nói sưng tay chân ngực nhưng thực tế không sưng. Thỉnh thoảng ca hát nhỏ. Ăn uống khó vì bảo đau họng, muốn chết cho khỏi đau.

14/3 Tương tự. Nói rằng em có nhiều lỗi với anh quá, tội anh và hỏi anh có mệt không và nhớ lo tập thể dục. Nhưng không còn nói đến chết nữa. Thường rên nho nhỏ bảo là đau.

15/3 Thêm hiện tượng nghe người khác hát nhưng thực tế chung quanh không có.

16/3 Tương tự 15/3. Khoảng 16:00 nói sợ lông chim, lý do: cách đây ~ 1 tuần xem tivi có cảnh lồng chim màu hồng có nhiều cánh chim bay bay! Tối nay ~19.00 lại khóc, những lời khuyên dường như ít có tác dụng. Lúc 20:15 chuẩn bị uống thuốc thì hung hăng hơn, xúc cảm run run, nói là đừng có mà dọa sau đó lại cầm tay tôi hôn! Nói thêm là đau dây thần kinh ở đầu vì hay xoa lỗ tai! Tuy vậy khi giảm cơn đau thì vẫn còn khôn ngoan và lý trí như người bình thường.

17/3 Sáng êm, khoảng 9:40 tôi đi dạy về thấy hơi hoảng loạn, bắt bẻ chuyện cho uống thuốc của 2 BS bệnh viện tâm thần và bệnh viện 175. Chiều nay dạy về 16:39, nghe than đau, ~17:00 ăn cháo và súp khen ngon và ăn nhiều hơn 3 ngày trước. Tâm trạng tỉnh táo. Khoảng 19.00 thì thấy cơ bụng co giật nhẹ và than đau!

18/3 Sáng nay cũng có rên nhưng nhỏ hơn và không kéo dài, có ngủ một ít. buổi chiều có lúc tỉnh hẳn, dường như theo từng thời điểm trong ngày...

19/3 Sau khi ăn sáng và uống thuốc có ngủ một chút, hôm nay có rên đau nhưng ít hơn hôm qua.

20/3/21 Đêm nay khó ngủ, khoảng 0.30 thức cho đến 4.00, ~6.00 thấy nằm yên...

Dự định: theo dõi tiếp tục, liên hệ khu dịch vụ 766 Võ Văn Kiệt, có thể tái khám sáng 22/3/21 với BS Thăng.

Ngày hôm nay có vẻ khá hơn đôi chút...

Vẫn tiếp tục cho uống thuốc ở bệnh viện tâm thần và bệnh viện Bình Thạnh về tim và huyết áp (Losartan 25 mg x 2 và Bisoprolol 2.5 mg).

Vẫn dùng thuốc bệnh viện Mắt do viêm bờ mi từ hậu quả Stevens- Johnson 2017, bệnh viện Da Liễu TPHCM nghi ngờ uống thuốc cao mỡ máu lipanthyl.

CỤ THỂ:

Sau ăn sáng (5 loại), ~7.30 uống thuốc gồm: 1 viên losartan 50mg, 1v bisoprolol 2.5mg, 1v clealine 50mg, 1v quetiapine 200mg và 1v trihexyphenidyl.

Tối (4 loại) ~20.00-20.30, uống 1 viên Zopistad 7.5mg, 1v clealine 50mg, 1v quetiapine 200mg và 1v trihexyphenidyl.

Tiền sử bệnh tâm thần: 1979 điều trị ở Huế, 2015 điều trị khoảng 15 ngày ở bệnh viện tâm thần 766 Võ Văn Kiệt cho đến nay, luôn tái khám với BS Nguyễn Hữu Thăng và bây giờ 3/2021 điều trị tại nhà sau khi khám với BS Tô Phương Vũ vì BS Thăng bận họp vào sáng 12/3/2021.

Nằm bệnh viện hay nằm nhà?

Nằm bệnh viện với nhiều bệnh huyết áp, tim, viêm bờ mi, bệnh tâm thần trong mùa dịch COVID! Tất cả đều do bệnh viện lo...và phải tuyệt đối tuân theo chỉ thị phòng dịch, có nghĩa là rất ít khi tiếp xúc với người bệnh trong nhiều ngày! Nếu dính COVID thì thật là khó khăn! Không thể đi bệnh viện thăm mỗi ngày.

Nằm ở nhà với đầy đủ thuốc và vệ sinh cùng sự chăm sóc...dường như vẫn an toàn hơn?
Không biết chọn phương án nào là tốt?

Xin hỏi BS: Nên ở nhà uống thuốc điều trị hay ở bệnh viện. Cứ thấy mệt, đau chân tay ngực và khó thở thì giải quyết sao?

Cảm ơn đã đọc và rất mong có lời khuyên. Trân trọng!

(ZL Nguyen Quang)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

 Có phải mẹ tôi bị bệnh tâm thần không, nên nằm viện hay điều trị tại nhà?Khi những tác nhân tiêu cực ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống người cao tuổi sẽ gây ra những bệnh liên quan đến thần kinh

Chào bạn,

Hiện tại người bệnh có nhiều triệu chứng của loạn thần cấp, không đáp ứng với thuốc uống ngoại trú, bạn nên sắp xếp cho cô được khám và điều trị tại bác sĩ vẫn theo dõi bệnh trước nay để đánh giá mức độ thay đổi triệu chứng.

Nếu không thể kiểm soát ở ngoại trú và cần theo dõi liên tục để điều chỉnh phác đồ thì vẫn nên nhập viện.

Hiện tại, tình hình COVID-19 chưa có diễn biến phức tạp, nếu cần thiết có thể điều trị nội viện thời gian ngắn rồi sau đó sẽ tiếp tục toa thuốc phù hợp.

Trong mọi trường hợp thì việc đánh giá người bệnh thông qua thăm hỏi trực tiếp là quan trọng nhất, người nhà không nên vì lo ngại đi bệnh viện mà tự phán đoán, tự dùng thuốc vì vừa tăng thêm lo lắng mà có thể gây tương tác giữa các toa thuốc ảnh hưởng hiệu quả điều trị bạn nhé!


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X