Hotline 24/7
08983-08983

Có phải con tôi bị tái phát bệnh trầm cảm?

Câu hỏi

Chào bác sĩ,

Con tôi nay đã 23 tuổi, đang học đại học gần nhà. Con tôi bị bệnh trầm cảm từ đầu năm 2018 (lúc còn học THPT). Từ đó đến nay đi khám và BS cho toa uống thuốc liên tục đến nay (từ liều cao đến liều thấp: nykey, Nykob), hiện đang uống liều thấp. 

Tâm trạng, tinh thần cháu vui vẻ học tập bình thuờng nhưng cũng có lúc bất đồng với bạn hoặc gia đình thì trở chứng không chịu ăn cơm với gia đình, Không chịu uống thuốc, không đi học và không nói chuyện với ai, đêm vẫn ngủ bình thuờng 7- 8g, nhưng chỉ vài ngày sau thì trở lại bình thuờng và tiếp tục uống thuốc.

Xin hỏi bác sĩ:

- Hơn 5 năm uống thuốc điều trị, mỗi lần như vậy có phải bệnh tái phát không hay do bản tính (con tôi có tính hay tự ái)?

- Mỗi lần bỏ không uống thuốc như vậy có ảnh hưởng gì không? (bỏ không uống 2- 3 ngày tâm trạng vui uống lại).

- Bệnh điều trị hơn 5 năm rồi. Xin được tư vấn của BS.

(Dung Tu - tudu..@gmail.com)

Trả lời

Ảnh minh họa

Chào bạn,

Thứ nhất, con bạn vẫn đang điều trị bệnh trầm cảm thì mỗi lần cháu có chuyện buồn bực và hành xử như trên thì không thể gọi là "tái phát" được, cũng không gọi là bệnh trở nặng được. Bởi vì ngay cả người bình thường không có bệnh trầm cảm thì cũng sẽ có những ngày tâm trạng không tốt mà thôi.

Bạn đừng nghĩ việc dùng thuốc nghĩa điều trị trầm cảm tức là sẽ làm cho con bạn lúc nào cũng "không buồn", cũng vui vẻ 24/24 x 7/7 được. Thuốc không thể nào kiểm soát đến mức đó được. Hơn nữa, mặc dù trầm cảm là bệnh thì mỗi người trầm cảm cũng sẽ khác nhau, nên hành vi và phản ứng của họ dưới tác động của "áp lực, bất đồng" sẽ khác nhau, nó phụ thuộc nhiều vào tính tình, giáo dục, nếp sống của mỗi gia đình trong cả thời gian dài trước đây.

Thứ hai, vì con bạn đang sử dụng thuốc điều trị trầm cảm liều thấp, nên việc cháu tự ngưng 2-3 ngày rồi tự nguyện dùng thuốc trở lại cho thấy tình trạng bệnh của cháu không nặng, và việc ngưng thuốc ngắn ngày như vậy không ảnh hưởng gì quá lớn.

Thứ ba, nuôi và dạy một người con có bệnh trầm cảm không chỉ dựa vào việc dùng thuốc, mà phải phối hợp với điều trị tâm lý cho cả người bệnh lẫn người thân trong gia đình, để thấu hiểu nhau hơn, biết sai ở đâu sửa chỗ nào cho đúng, chứ đừng nghĩ chỉ do bệnh và thuốc sẽ giải quyết tất cả. Trầm cảm là do bệnh, nhưng cũng chịu tác động rất lớn từ môi trường học tập và sinh sống, các mối quan hệ xã hội của người bệnh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X