Hotline 24/7
08983-08983

Có nên dùng Amoxiclin và Apha Trymotripsin điều trị viêm lợi?

Câu hỏi

Xin hỏi bác sĩ, Em bị viêm lợi, thấy người ta dùng Roydogyl và Ampha Chymotripsin, nhưng ra hiệu thuốc người ta đưa em dùng Amoxiclin và Apha Trymotripsin, liệu có được không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Viêm lợi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm lợi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Viêm lợi
thường chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng.

- Giai đoạn hai: Lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.

Cả hai toa thuốc bạn nêu ra đều có thành phần kháng sinh, kháng viêm nhưng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Bạn nên tranh thủ khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để điều trị tận gốc bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm lợi có 2 dạng chủ yếu:

- Viêm lợi cục bộ: Chứng viêm này không gây quá đau đớn cho người bệnh nhưng rất dễ tái phát.

- Viêm cận răng: Ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng. Loại viêm này lan rộng và ăn sâu vào trong lợi khiến người bệnh đau đớn. Tuy nhiên một khi bệnh được chữa khỏi, khả năng tái phát là rất ít.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 loại viêm lợi trên chính là các mảng bám trên răng. Còn nguyên nhân gây nên vi khuẩn chính là:

- Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng: Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.

- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển.

- Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm: Bạn làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

- Thay đổi hooc mon khi mang bầu: Có rất nhiều sự thay đổi hooc mon ở chị em trong giai đoạn bầu bí và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng.

- Tụt lợi: Khi lợi và răng không khít, các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây.

- Giảm tiết nước bọt: Nguyên nhân là do tuổi tác, dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.

Để phòng các bệnh về răng lợi, chúng ta nên thực hiện các lời khuyên sau của bác sĩ nha khoa:

- Đánh răng sau khi ăn.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

- Lựa chọn kem đánh răng có chứa fluor và các chất tốt cho răng, lợi.

- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.

- Lấy cao răng định kỳ hàng năm.

- Không hút thuốc lá và uống rượu.

- Không ăn nhiều đồ ăn ngọt, nước giải khát có đường đặc biệt trước khi đi ngủ.

- Sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho răng.

- Đi khám định kỳ răng lợi 6 tháng/lần.

- Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên lau lợi cho con bằng nước muối sinh lý từ khi chưa có răng.

- Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi…


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X