Hotline 24/7
08983-08983

Chích thuốc lọc máu có hết chàm da không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Em có đi khám Da liễu và kết luận viêm da và bị chàm. Các BS đã kê thuốc uống và thuốc bôi nhưng tầm 2 tháng sau em lại bị nổi lên tiếp. Có người bảo em đi chích thuốc lọc máu thử xem có hết không? Trước giờ em không bị chàm bẩm sinh hay viêm da. Chỉ có 1 lần em bị con gì cắn và lên mủ, kể từ đó em bị dị ứng nổi vết chàm luôn ạ. Em có đi xét nghiệm máu ở Viện Pasteur nhưng không bị nhiễm gì cả.

Trả lời
Chàm da
Chàm da. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Xuân thân mến,

Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm là tình trạng phản ứng của cơ thể với môi trường sống bên ngoài do hàng rào da bị tổn thương. Việc sử dụng các thuốc thoa có thể hết, tuy nhiên bệnh có thể tái đi tái lại do dị ứng nguyên của em tiếp xúc vẫn còn tái diễn (có thể là do môi trường sống, không khí, đất, chất tẩy rửa trong sinh hoạt).

Vì đây là bệnh lý của hệ miễn dịch, không liên quan đến máu, do đó việc chích thuốc lọc máu không điều trị khỏi bệnh.

Em nên đến điều trị tại BV có chuyên khoa Da liễu để BS theo dõi, đánh giá và hướng dẫn cho em cách chăm sóc da để tránh tái phát chàm.


Viêm da là một tình trạng viêm ở da. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm da và xảy ra dưới nhiều dạng. Bệnh thường biểu hiện là phát ban ngứa trên nền da bị sưng, đỏ.

Da bị viêm sẽ có bóng nước, rỉ dịch, bề mặt hình thành một lớp mài và tróc ra. Ví dụ như viêm da dị ứng (chàm): nổi vẩy gàu và mẩn ngứa do tiếp xúc với bất kỳ chất nào, chẳng hạn như chất độc hoa thường xuân, xà phòng và đồ trang sức có niken.

Viêm da là một bệnh phổ biến không lây nhiễm, nhưng có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu và mất tự tin. Việc kết hợp các bước tự chăm sóc và thuốc có thể giúp bạn điều trị viêm da.

Viêm da dị ứng (chàm): thường bắt đầu thời thơ ấu, vùng da đỏ, nổi mẩn ngứa này thường ở các nếp gấp bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và mặt trước cổ, khi bị trầy xước, có thể rỉ dịch và đóng vảy. Những người bị viêm da dị ứng có những đợt bệnh thuyên giảm nhưng sau đó lại bị tái phát.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tắm thời gian ngắn bằng bồn hoặc tắm hoa sen từ 5 đến 10 phút. Sử dụng nước ấm, chứ không phải là nước nóng. Dầu tắm cũng có thể hữu ích cho bạn;
- Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa không có xà phòng hoặc xà phòng nhẹ. Bạn cần chọn sữa rửa mặt không có xà phòng, không có mùi thơm hoặc xà phòng nhẹ. Một số loại xà phòng có thể làm khô da;
 - Làm khô da cẩn thận sau khi tắm rửa, lau làn da của bạn nhanh chóng với lòng bàn tay hoặc nhẹ nhàng làm khô da bằng khăn mềm;
- Trong khi làn da của bạn vẫn còn ẩm ướt, làm ẩm da với dầu hoặc kem.

Điều trị viêm da là quá trình lâu dài và các biện pháp điều trị hiện tại cải thiện triệu chứng rất tốt. Tránh bôi hoặc đắp dược phẩm hoặc các dược thảo không rõ nguồn gốc lên vùng da viêm, điều này sẽ dễ dàng làm vết thương lở loét, bội nhiễm thêm vi khuẩn và sẽ để lại sẹo mất thẩm mỹ về sau. Khi mắc bệnh, bạn hãy đến bác sĩ da liễu để được tư vấn thêm các liệu pháp chữa trị viêm da.


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X