Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Chảy nước mũi về đêm, sáng đã hết, có nên đi khám?
Câu hỏi
Chào BS ạ, Hôm qua em bị chảy mũi màu vàng đậm, nằm nghiêng thì chảy không kiềm chế được, nhưng sáng nay đã hết. Vậy có cần đi khám BS không ạ?
Trả lời
Chảy nước mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chảy nước mũi về tối, sáng ra tự hết, không kèm theo bất kỳ khó chịu gì khác như nghẹt mũi, đau nhức cạnh mũi, đau đầu… thì thường do viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch.
Khi bệnh đã tự khỏi thì không cần đi khám BS, nhưng nếu tái đi tái lại nhiều lần thì cần khám BS chuyên khoa Tai mũi họng. Song song đó, để phòng và điều trị bệnh, em chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa / quạt định kỳ, uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tối nên nằm đầu cao, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Viêm mũi là tình trạng khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này. Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng: - Dùng thuốc Thuốc có thể được bác sĩ kê đơn để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc có thể là: + Thuốc kháng histamine + Dung dịch phun chống nghẹt mũi + Xịt mũi chứa corticosteroid Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, bạn cần tham khảo với ý kiếm bác sĩ trước khi dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng. - Tiêm thuốc chống dị ứng Nếu tình trạng của bạn quá nặng, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Cách điều trị này bao gồm việc tiêm thuốc chống dị ứng đến khi nào các triệu chứng có thể kiểm soát được. - Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT) Phương pháp điều trị này gần giống với tiêm thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên trong phương pháp này, thuốc được đặt dưới lưỡi. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm ngứa miệng hoặc tai và rát họng. Để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, bạn nên tránh các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như: bạn nên sử dụng máy lạnh thay vì để cửa sổ mở, việc làm này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi. Cách không để mắc bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc hoặc hít phải chất gây dị ứng. Có thể phát hiệu chất gây dị ứng bằng cách tự bản thân bạn để ý và ghi nhận những khoảng thời gian, địa điểm hoặc tiếp xúc các chất lạ sau khi bị triệu chứng dị ứng. Một cách khác để nhận biết là làm xét nghiệm tìm dị ứng nguyên, tuy nhiên vì mức độ đa dạng của các chất gây dị ứng nên có thể bộ xét nghiệm này không đủ. Do đó, bạn cần hợp tác với bác sĩ và theo dõi xung quanh mình để tìm ra và phòng tránh nguyên nhân dị ứng. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình