Hotline 24/7
08983-08983

Cách phân biệt cảm cúm và cúm A/H1N1

Câu hỏi

Thưa BS, Làm sao phân biệt được cảm cúm và cúm A/H1N1 ạ? Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ thì nên làm gì, đến đâu để khám? Đến trạm y tế có được không hay đến BV luôn ạ? Cám ơn BS!

Trả lời
Cảm cúm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cảm cúm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Huỳnh Hải,

Triệu chứng của cúm và cúm A/H1N1 giống nhau, chỉ có thể nhận ra cúm A/H1N1 thông qua xét nghiệm.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ: sốt, ho, đau họng, mệt mỏi… thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất. Bạn có thể khám ở BV hoặc trạm y tế. Nếu cần phải xét nghiệm thì trạm y tế sẽ hỗ trợ bạn vì nhân viên các trạm y tế cũng đã được tập huấn phòng chống cúm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Cúm A H1N1, còn được gọi là cúm lợn, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở người. Căn bệnh này đầu tiên được gọi là “cúm lợn” vì virus giống như những virus tìm thấy ở lợn. Tuy nhiên, bệnh cúm hiện tại khá khác với bệnh cúm ban đầu vì virus đã tiến hóa lên chủng mới và có khả năng lây lan từ người sang người.

Các virus cúm lợn là tổ hợp của các gen từ virus cúm ở lợn, chim và con người. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Đôi khi, bạn có thể bị nhiễm bằng cách chạm vào vật có virus cúm và sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của mình. Bạn sẽ không mắc bệnh khi ăn các sản phẩm thịt lợn đã nấu chín.

Có hai loại thuốc kháng virus hiệu quả nhất để điều trị cúm lợn là tamiflu và relenza. Tuy nhiên, bác sĩ thường kê toa các loại thuốc này cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng để làm giảm việc kháng thuốc. Bạn cần dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có triệu chứng cảm cúm để làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng và biến chứng.

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm:

- Bệnh nhân lưu trú ở bệnh xá hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn khác;
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi;
- Người cao tuổi trên 65 tuổi;
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người còn 2 tuần trước thời điểm dự sinh;
- Những người dưới 19 tuổi không thể sử dụng aspirin vì nguy cơ mắc hội chứng Reye;
- Những người béo phì nặng, có chỉ số cơ thể trên 40;
- Những người mắc một số bệnh mãn tính nào đó (bao gồm cả bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi, bệnh tim, tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan nặng hoặc một số bệnh thần kinh);
- Những người nhiễm HIV hoặc một số vấn đề suy giảm miễn dịch khác.

Nếu bạn không thuộc nhóm trên, bạn nên tự chăm sóc ở nhà và thử một số điều trị bao gồm:

- Dùng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm sốt và đau cơ. Không sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 19 tuổi;
- Uống càng nhiều nước nhiều càng tốt;
- Nghỉ ngơi nếu bạn còn cảm thấy mệt mỏi;
- Ngủ nhiều nhất bạn có thể;

Ngoài ra, nghỉ ngơi tại nhà, tránh nơi làm việc, trường học, các địa điểm đông người và các cuộc tụ họp ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt để tránh lây nhiễm cho người khác.

Bạn cần tiêm phòng để ngăn chặn cúm A H1N1. Bạn có thể tiêm hoặc xịt mũi. Thuốc xịt mũi chỉ dành cho người khỏe mạnh từ 2-49 tuổi và phụ nữ không mang thai.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên cho trẻ hơn 6 tháng tuổi đi tiêm phòng ngừa cúm. Tiêm phòng cúm cũng giúp bạn chống lại hai hoặc ba loại virus khác sẽ là phổ biến trong mùa cúm.

Bên cạnh việc tiêm phòng cúm, một số lời khuyên để bạn có thể giữ gìn sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh cúm:

- Rửa tay thường xuyên;
- Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi;
- Làm sạch bề mặt các vật dụng mà nhiều người tiếp xúc;
- Giữ sức khỏe bằng cách có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ.

BS.CK1 Nguyễn Thị Thanh Bình
Phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới, BV Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X