Giảng viên Đại học Y dược TPHCM - Đại học Y dược TPHCM
Cách kiềm chế cơn lo âu, hoảng loạn trong bệnh rối loạn hoảng sợ?
Câu hỏi
Chào BS, Tôi mới sinh bé được 8 tháng và mắc bệnh Panic Attack (rối loạn thần kinh hoảng sợ). Tôi mắc bệnh này từ khi còn bé nhưng trong quá trình trưởng thành nhờ luyện tập và hoạt động nên đã lướt qua được. Nhưng sau khi lập gia đình và sinh con, thức đêm chăm con khóc, tôi bị stress và khủng hoảng tinh thần, có những cơn lo âu hồi hộp kéo dài nhưng không thường xuyên và chỉ có cơn. Tôi đi khám và được chẩn đoán là bệnh Panic Attack. Tôi cũng vừa mới biết rằng những cơn hoảng loạn này là bệnh chứ không đơn giản do mình tưởng tượng hay tạo ra nó. BS cho uống 4 ngày thuốc và tôi thấy tinh thần ổn rất nhiều. Sau đó tái khám được cho uống thêm 2 tuần để theo dõi. Hiện nay qua ngày thứ 7-8, bỗng nhiên tôi có nhũng cơn căng thẳng và lo sợ, bế tắc, nhưng không gây ra cơn hoảng loạn như bình thường nữa mà nó được ức chế rất tốt. Vậy liệu rằng bệnh của tôi có thể chữa khỏi hay không và tôi có phải dùng thuốc suốt đời không? Nên làm sao để kiềm chế cơn hoảng loạn tốt nhất? Tôi đọc thông tin thấy có nhiều người cứ bị rồi hết và tái đi tái lại rất nhiều lần. Có người còn bị nặng và phải uống thuốc suốt đời. Xin cho tôi lời khuyên và động viên tinh thần giúp tôi, vì bệnh này cả gia đình tôi đều không ai hiểu và cứ cho rằng tôi chỉ tưởng tượng rồi tự làm khổ mình. Chân thành cám ơn và rất mong được hồi âm. (Lam Vy – lamvihuynh…@gmail.com)
Trả lời
Chào bạn,
Rối loạn hoảng sợ (cơn hoảng loạn) thực sự là một bệnh lý và cần được điều trị. AloBacsi hiểu rằng những triệu chứng của bạn không phải do tưởng tượng mà do chính bệnh lý này gây ra. Thông thường, sau 8 tuần dùng thuốc, cơn hoảng loạn sẽ mất đi, nhưng để tránh tái phát thì cần dùng thuốc từ 18 đến 36 tháng, ở một số bệnh nhân có thể phải dùng thuốc kéo dài. Do vậy, bạn nên tái khám theo hẹn của bác sĩ nhé.
Khi cơn hoảng loạn xảy ra, bạn và người nhà có thể theo hướng dẫn sau:
- Ngồi tại chỗ cho đến khi cơn hoảng loạn qua đi.
- Tập trung vào việc chế ngự lo âu, song không cần quan tâm đến các triệu chứng về cơ thể.
- Tiến hành thở chậm, thư giãn, không thở quá sâu hay quá nhanh vì có thể gây ra các triệu chứng cơ thể của cơn hoảng loạn. Việc kiểm soát nhịp thở làm giảm các triệu chứng cơ thể này.
- Tự nhủ rằng đó là một cơn hoảng loạn, các cảm giác và ý nghĩ sợ hãi sẽ mau chóng qua đi. Chú ý vào thời gian đang trôi qua trên đồng hồ. Cảm giác của bệnh nhân có thể là lâu, nhưng thực ra chỉ kéo dài trong vài phút.
Chúc bạn sức khỏe.
Thân mến,
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình