Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
Các ông bố tương lai cần chuẩn bị gì trước khi vợ mình mang thai?
Câu hỏi
Tôi có theo dõi những chia sẻ của bác sĩ về việc cần làm trước khi mang thai và thấy rằng việc cần làm của phụ nữ khi chuẩn bị làm mẹ khá nhiều. Còn về phía các ông bố tương lai, họ cần chuẩn bị gì không, thưa bác sĩ?
Trả lời
Thứ nhất, ông bố là người nâng đỡ tinh thần cho vợ, khi có thai dễ mệt mỏi, có nhiều bệnh nên cần sự giúp đỡ của người chồng.
Thứ hai, những ông bố cần chuẩn bị điều kiện, kinh tế, vật chất cho em bé sau này, vì rõ ràng khi có em bé sẽ tăng gánh nặng về kinh tế, trong khi đó người vợ cần có chế độ dinh dưỡng tốt hơn để có sữa nuôi em bé, đó chính là trọng trách của các ông bố.
Thứ hai, các ông bố cũng cần phải học, tìm hiểu những kênh thông tin, sách về nuôi dạy con từ khi có thai cho đến khi bé lớn lên hoặc tham gia những lớp tiền sản ở các bệnh viện cùng vợ để cùng hiểu biết, góp tay nuôi dưỡng một em bé từ trong bào thai cho đến khi lớn lên khỏe mạnh.
Trong thời gian mang thai, bạn nên được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất thông qua việc khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Thông qua việc khám thai thường xuyên, bác sĩ sản khoa biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, từ đó giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ. Lần khám thai đầu tiên: 5-8 tuần Lần khám thai thứ 2: Khoảng 8 tuần mang thai Lần khám thai thứ 3: Tuần thai thứ 10 - 13 tuần 6 ngày Lần khám thai thứ 4: Khi thai từ 14 - 16 tuần Lần khám thai thứ 5: Khi thai được 16 - 20 tuần Lần khám thai thứ 6: Tuần thai thứ 20 - 24 Lần khám hai thứ 7: Tuần thai thứ 24 - 27 tuần 6 ngày Lần khám thai thứ 8 - 10: Từ tuần thai 28 - 36 Lần khám thai thứ 11 - 14: Thai từ 36 - 40 tuần Lần khám thai thứ 15: Tuần thứ 40 – 42 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình