Trưởng khoa hô hấp, BV Nhi đồng 1 - Bệnh viện Nhi đồng 1
Bé hay ọc sữa và khò khè, chữa bằng cách nào?
Câu hỏi
Con em từ lúc 1,5 tháng cho đến nay bé tự dưng bị triệu chứng ọc sữa. Có khi ọc ngay khi đang bú, hoặc sau khi bú, dù em đã cho bé ợ hơi.
Trong cổ họng bé em nghe âm thanh khò khè như bị vướng đàm, dù bé không có sổ mũi, thỉnh thoảng kèm theo 1-2 tiếng ho.
Theo bác sĩ, bé nhà em đang mắc bệnh gì (về hô hấp hay tiêu hóa) và làm gì để giảm tình đờm ạ? Em có thể cho bé uống thuốc ho thảo dược giúp long đờm được không? Em cảm ơn.
(Nguyen Thi Mong Tam - tamnguyen6…@gmail.com)
Trả lời
Trẻ hay bị ọc sữa mẹ nên thay đổi thói quen khi cho bé bú
Chào bạn,
Trong y khoa thấy rằng đây là trường hợp rất phổ biến ở trẻ em, mà trong chuyên môn gọi là chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nói nôm na khi các cháu bú xong sữa vào trong bao tử thì miệng bao tử phải đóng kín lại sữa mới không bị trào lên.
Đối với các cháu nhỏ như thế thì cơ vòng dưới thực quản giống miệng túi còn yếu, hở ra. Bao tử em bé có 1 chút không thể chứa được nhiều và bao tử lại nằm ngang không xuôi dọc như người lớn nên rất thường xảy ra chuyện này.
Lưu ý tác hại của nó không chỉ do hiện tượng sữa sặc qua đường thở mà nghiên cứu cho thấy chỉ cần luồng sữa, luồng chất từ bao tử trào lên 1/3 dưới thực quản đã đủ gây phản xạ làm cho em bé khò khè.
Trường hợp này cần được tư vấn và điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho bé thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.
Về điều trị đối với trẻ em là bằng chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống. Cha mẹ phải tính toán lại lượng sữa cho các cháu uống không quá nhiều chỉ vừa đủ cho em bé thôi. Thứ 2, khoảng cách về các cữ sữa phải giãn ra cho đủ dài, trung bình là 3 tiếng. Như vậy khi em bé bú bao tử trống thì mới có khả năng tiếp nhận lượng sữa sau đủ nhiều mà không bị trào ra ngoài.
Khi cho bé bú xong có thể ẵm bé nằm ở tư thế đầu cao, dân gian hay gọi là vác em bé lên cũng là 1 cách. Đặc biệt, nếu có điều kiện thì một số cửa hàng dụng cụ y khoa có bán gối chống trào ngược bằng cao su có độ dốc khoảng 30-45 độ thì cho các bé nằm ở tư thế đó, thì sữa ít bị trào hơn ra ngoài.
Trường hợp nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà em bé vẫn còn bị ọc sữa nhiều và có những tác hại khác làm em bé khò khè hay biểu hiện hô hấp khác thì nhất thiết cha mẹ phải đưa đi khám bác sĩ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược an toàn. Thảo dược vì có thể tránh được độc chất có thể tốt cho người lớn nhưng trẻ em không dung nạp được.
Thứ 2, phải được kiểm chứng từ các nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước, đặc biệt là dân gian đã sử dụng từ hàng ngàn năm nay, ví dụ sản phẩm từ lá, cụ thể lá thường xuân cũng là bài thuốc sử dụng được cho trẻ em.
Thân mến.
(Trích từ livestream TS.BS Trần Anh Tuấn hướng dẫn cách xử trí triệu chứng ho, sốt của trẻ trong mùa dịch COVID-19)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình