Hotline 24/7
08983-08983

Bé có đốm trắng trên tay như trong hình là bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa BS, Bé 2 tháng có đốm trắng trên tay như vậy là bị gì ạ? Có cần điều trị ngay không ạ? Cảm ơn BS.

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Rối loạn sắc tố ở trẻ. Ảnh do bạn đọc cung cấp
Rối loạn sắc tố ở trẻ. Ảnh do bạn đọc cung cấp

Bạn thân mến,

Những đốm trắng trên tay bé là những rối loạn sắc tố thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường biến mất khi trẻ lớn. Do đó bạn chỉ cần theo dõi mà không cần điều trị gì hết.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:


>> Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn sắc tố da?

Rối loạn sắc tố da thường được biểu hiện dưới hai hình thức: Đầu tiên là việc tăng sắc tố da hơn bình thường mà biểu hiện của nó là sự xuất hiện của những đốm nâu với mức độ từ nhạt tới đậm, nhỏ tới to, rời rạc hay liên tục. Nếu xuất hiện trên mặt gọi là nám, còn ở những nơi khác trên cơ thể gọi chung là sạm da.

Biểu hiện thứ hai là việc giảm sắc tố da hơn bình thường (bệnh bạch biến) được thể hiện bằng những đám nhạt màu hoặc mất màu so với làn da bình thường có thể gặp ở da hoặc niêm mạc.

- Đối với tăng sắc tố da (ở mặt, tay), nguyên nhân là do ánh sáng mặt trời, tiếp đến là do nội tiết trong cơ thể, và có thể do rối loạn chuyển hóa: chẳng hạn những bệnh nhân bị bệnh Addison do rối loạn chuyển hóa một số ion trong cơ thể, gây tổn thương tuyến thượng thận làm sạm da ở những vùng như nách, bẹn. Và một nguyên nhân nữa là do yếu tố chủng tộc, nòi giống (di truyền).
- Đối với giảm sắc tố da: Với bệnh bạch biến thì chưa được biết rõ lắm, ngoài ra còn có một số trường hợp giảm sắc tố trên da do một số bệnh khác như lang ben, hay bị sẹo phỏng hoặc do bôi một số hóa chất như Corticoid, thủy ngân (có trong kem làm trắng da, một số thuốc trị bệnh).

Da chúng ta có chứa tế bào Melanocyte, nó sản xuất melanin, tạo nên màu da của chúng ta. Quá nhiều melanin sẽ làm cho da bị tăng sắc tố, ví dụ như tàn nhang và các đốm đồi mồi. Tăng sắc tố da có thể do ánh nắng mặt trời, chấn thương da hoặc là do tác dụng phụ của thuốc. Tăng sắc tố da không hẳn là bệnh nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mĩ nên chúng ta thường tìm cách để chữa trị.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X