Hotline 24/7
08983-08983

Bao lâu nên nội soi kiểm tra sau cắt polyp phình vị dạ dày?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu năm nay 27 tuổi, mới cắt polyp phình vị dạ dày được 7 ngày, đang uống thuốc điều trị khuẩn Hp. Cháu muốn hỏi bao lâu thì cháu nên nội soi kiểm tra lại ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nội soi kiểm tra Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nội soi kiểm tra Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Điều trị Hp cần 2 tuần nhưng để sang thương ở dạ dày lành hoàn toàn thì bạn cần dùng thuốc từ 6-12 tuần tuỳ loại sang thương (viêm hay loét). Do đó, khi sử dụng hết thuốc tiệt trừ Hp bạn cần tái khám để BS kê toa tiếp thuốc giảm triệu chứng.

Sau khi ngưng hoàn toàn các thuốc, bạn chờ 1 tháng có thể nội soi dạ dày hoặc test hơi thở (thổi bong bóng) để kiểm tra lại vấn đề nhiễm Hp có còn hay không bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



H. pylori là một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (còn gọi là H. pylori). Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiễm H. pylori rất phổ biến, nhưng đa số chúng ta không nhận ra rằng mình đã mắc bệnh vì thường không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên trong một số trường hợp, H. pylori có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét và ung thư dạ dày.

Đa số người bị nhiễm H. pylori vẫn có thể sống khỏe mạnh và không mắc bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh có thể gây ra các triệu chứng của viêm loét dạ dày, bao gồm:

- Đau bụng sau khi ăn
- Buồn nôn
- Mất cảm giác ngon miệng
- Ợ nóng thường xuyên
- Đầy hơi
- Hôi miệng
- Giảm cân không chủ ý.

Một số phương pháp giúp chẩn đoán H. Pylori chính xác và đơn giản bao gồm:

- Xét nghiệm bằng hơi thở: Trong xét nghiệm bằng hơi thở, bạn sẽ nuốt một dung dịch có chứa các phân tử carbon đã được đánh dấu. Nếu bạn bị nhiễm H. pylori, các phân tử carbon đánh dấu sẽ bị biến đổi trong dạ dày và được thải ra qua hơi thở. Bạn sẽ thở ra vào một chiếc túi, và sau đó bác sử dụng một thiết bị đặc biệt để phát hiện các phân tử carbon trong đó.
- Xét nghiệm máu: để tìm vi khuẩn H. pylori hoặc các kháng thể trong máu.
- Tìm kháng nguyên H. pylori trong phân.
- Tìm H. pylori trong mẫu sinh thiết thông qua nội soi.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm H. pylori:

- Ăn uống đúng giờ và điều độ
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X