Hotline 24/7
08983-08983

Áp lực tâm lý, sức khỏe bất ổn, lối thoát nào cho bệnh nhân?

Câu hỏi

Kính gửi bác sĩ,

Thưa bác sĩ vì bệnh tình của tôi khó diễn đạt bằng lời nói nên tôi viết lên các triệu chứng bệnh để bác sĩ xem và nghiên cứu tìm cách điều trị.

 Các triệu chứng thường gặp :

1. Cảm thấy mệt mỏi vô cùng, mệt mỏi quá độ hay cáu bẩn chậm chạp.. - Không thể làm gì - cũng cảm thấy mệt mỏi chán nản vô cùng.

2. Ngại giao tiếp xã hội , không muốn nói chuyện tiếp xúc với mọi người xung quanh. Kể cả lười biếng sợ nói chuyện điện thoại thậm chí đọc và trả lời tin nhắn vẫn cảm thấy khó khăn.

3. Ngủ nhiều, giấc ngủ không được sâu không yên giấc làm người mệt mỏi lờ đờ, uể oải.., ngủ thường hay giật mình (Co giật nhẹ) Thường từ khoản 18h00 tới 3h30 sáng thì người tỉnh táo, còn ban ngày ngủ lu bù, ngủ chập chờn giấc ngủ không được sâu hay mộng mị thấy ác mộng, thường mơ thấy chuyện buồn phiền muộn.. làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Phải dùng thuốc Serophene 100mg (Quetiapine) mới ngủ được, không dùng thuốc rất khó ngủ và người lờ đờ.

4. Cảm thấy buồn vô vọng, tuyệt vọng, trống rỗng, lo lắng.. Hay dễ bị kích động, cáu gắt luôn cảm thấy tự ti tội lỗi.

5. Luôn cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn để có động lực làm việc, thấy việc gì cũng khó khăn. Luôn tự cảm thấy cuộc sống này cái gì cũng khó khăn kể cả việc vệ sinh, sinh hoạt cá nhân cũng cảm thấy khó khăn.

6. Mất hứng thú với những người hoặc những hoạt động mà đã từng mang lại đam mê niềm vui yêu thích trước đây. Chẳng hạn như trước đây rất yêu thích xem phim, tivi, đọc sách báo, đi du lịch nói chuyện điện thoại với người thân bạn bè nhưng giờ cảm thấy khó khăn khi làm những việc mà mình đã từng yêu thích.

7. Cảm thấy chai sạn mất cảm xúc (EQ) dễ bị kích động hay nổi nóng, cảm thấy mình làm việc gì cũng khó khăn.

8. Mất hứng thú với nhiều thứ , không duy trì được hưng phấn thậm chí đôi khi thỉnh thoảng không còn hưng phấn.

9. Mệt mỏi, đau nhức mỏi toàn thân.

10. Tư duy chậm chạp, luôn tự ti về bản thân : luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, cảm thấy mình làm gì cũng không đủ tốt.

11. Rối loạn cảm xúc ( Buồn bã tuyệt vọng..) , giảm trí nhớ, thường muốn ở nhà hơn là đi ra ngoài, ngại giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động xã hội.

12. Thay đổi thói quen ăn uống, thích uống nước ngọt có gas và dành quá nhiều thời gian cho internet.

13. Gặp khó khăn trong tập trung suy nghĩ hoặc lên kế hoạch. Trong đầu dường như bị cái gì bao phủ không thoát ra được vòng luẩn quẩn không được thoải mái thư thái.. 14. Về thể chất liên tục không đáp ứng để điều trị như là mệt mỏi quá độ, người lờ đờ uể oải, đau mỏi cổ vai, đau mỏi lưng, người bần thần.

14. Rối loạn cảm xúc (thường hay hồi hộp lo lắng..) , giảm trí nhớ, thường muốn ở nhà hơn là đi ra ngoài, ngại giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động xã hội.. Tôi đã cố gắng tìm mọi cách để trở lại giờ sinh học tự nhiên nhưng bất thành, hôm nào mà thức ban ngày hay ngủ ít dưới 10 tiếng, là hôm đó rất là mệt mỏi đầu óc lờ mờ không được tỉnh táo.

15. Gặp khó khăn trong tập trung suy nghĩ hoặc lên kế hoạch. Hầu như bị cái gì bao phủ luẩn quẩn trong đầu, không thoát ra được thoải mái thư thái. Khi đọc chưa đầy 3 trang khổ giấy A4 là thấy mệt mỏi, chẳng hạn như chưa bao giờ đọc hết được tờ hướng dẫn sử dụng trong toa thuốc, mặc dù trước đây có thể đọc sách báo quanh năm. Khó diễn đạt ra bằng lời nói và cũng khó diễn tả viết ra.

16. Về thể chất liên tục không đáp ứng để điều trị như là mệt mỏi quá độ, người lờ đờ uể oải, rối loạn tiêu hóa đi đại tiện khó khăn táo bón thường xuyên, đau mỏi cổ vai, đau mỏi lưng, người bần thần. Do giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, nên ăn uống thất thường, nên hệ tiêu hóa cũng làm tôi mệt mỏi vô cùng, ăn uống giảm thấy ngon miệng, trước khi ăn cũng mệt, sau khi ăn cũng mệt.

17. Mệt mỏi quá độ khó khăn trong vận động, không thể tập thể dục dù là đi bộ.

18. Giảm mạnh ham muốn tình dục, dường như là không còn ham muốn tình dục và mất khả năng quan hệ tình dục.

19. Sau mỗi lần đi tắm vào, người ngứa toàn thân, và cái ngứa rất khó chịu như bị kim tiêm châm chích khắp người. Càng gãi càng ngứa và cái ngứa kích động khó chịu vô cùng, nhưng cố gắng thả lỏng tinh thần thì tầm 45 phút sau sẽ hết ngứa. Bác sĩ kê toa sao chỉ cần tôi ngủ ít lại mà không mệt, cho tôi được thức dậy vào mỗi buổi sáng. Thường 16h30 tôi mới thức dậy và rất mệt, mệt lắm bác sĩ ơi cần hơn 60 phút thì tôi mới có thể đỡ mệt để rời khỏi giường ngủ). Bác sẽ kê toa sao cho tôi có thể vận động đơn giản như đi bộ thôi, thì tôi cam kết với bác sĩ sẽ cùng bác sĩ vượt qua trầm cảm rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ..

(Trần Thanh Huy - Tranthanh...@gmail.com)

Trả lời

Khi áp lực từ tinh thần đến sức khỏe bủa vây, con người ta có xu hướng stress và trầm cảm ngày càng nhiều

Chào bạn,

Trong điều trị trầm cảm, cần phối hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý mới đạt được hiệu quả.

Nhiều nhóm thuốc có thể được sử dụng cho bệnh nhân trầm cảm, tuỳ theo đáp ứng và cơ địa của từng bệnh nhân.

Toa thuốc bạn cung cấp dành cho bệnh nhân trầm cảm nặng, nếu thực sự các triệu chứng được đánh giá là trầm trọng thì bệnh nhân cần nhập viện một thời gian ngắn để BS theo dõi sát và điều chỉnh thuốc cho phù hợp rồi mới tiếp tục dùng thuốc duy trì.

Hầu hết các thuốc điều trị trầm cảm thường không cho tác dụng rõ ràng trước 2 tuần, nên việc sử dụng thuốc cần đảm bảo liên tục, đều đặn, không được tự ý ngưng thuốc hoặc lúc uống lúc không, sẽ không mang lại hiệu quả.

Thậm chí, ngưng thuốc đột ngột còn có thể làm cho triệu chứng trở nặng nhanh chóng, khó kiểm soát hơn.

Các liệu pháp tâm lý cũng đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn, duy trì tái khám trong vài tháng, đặc biệt với các liệu pháp cá nhân, liệu pháp nhận thức hành vi.

Gia đình, người thân cũng góp phần quan trọng trong việc chữa lành bệnh, do đó bạn nên đưa người nhà cùng đi tái khám để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc người bệnh.

Theo như quá trình bệnh sử mà bạn cung cấp thì bạn đã điều trị với nhiều BS kinh nghiệm chuyên khoa nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, điều này có thể xuất phát từ việc bạn thường xuyên thay đổi BS điều trị, dẫn đến BS sau phải dùng lại phác đồ của BS trước đã thất bại, hoặc bạn tự ý ngưng thuốc, dùng thuốc chưa đủ thời gian hoặc do chưa có sự phối hợp hiệu quả của các liệu pháp tâm lý.

Bất cứ trở ngại nào xảy ra trong quá trình điều trị đều có thể khiến bệnh tái phát, do đó bạn cần nghiêm túc tuân thủ và tái khám, bao gồm cả tái khám với BS chuyên khoa tâm thần kinh để xem xét điều chỉnh thuốc và với chuyên gia tâm lý để được tư vấn cách chữa lành phù hợp bạn nhé!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X