Hotline 24/7
08983-08983

Ăn gì trước khi uống rượu để không say?

Câu hỏi

Trên mạng lan truyền nhiều mẹo chống say xỉn, áp dụng trước khi nhậu như: ăn một chút rau củ luộc, uống sữa, uống dầu oliu… Theo BS, những mẹo này có hiệu quả không?

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bạn thân mến,
Để hạn chế làm tăng nồng độ cồn trong máu, không được để dạ dày trống. Dạ dày càng trống sẽ khiến cồn thấm vào máu càng nhanh. Rượu thấm vào máu rất chậm nếu chúng ta ăn no, đặc biệt những thức ăn béo ngay trước khi uống rượu.
Ví dụ 2 phút nữa uống rượu, chúng ta ăn sữa béo, bơ, phô mai... tạo 1 màng mỡ bao phủ dạ dày thì rượu khó thấm vào máu được, dẫn đến nồng độ trong máu sẽ thấp đi, sẽ bớt say xỉn và ngộ độc rượu.

Ngoài ra, trong quá trình uống rượu, chúng ta nên uống nhiều nước lọc. Nước lọc sẽ pha loãng nồng độ rượu khi chúng ta uống.

Không có một mức uống rượu bia nào là an toàn. Nguy cơ rượu bia ảnh hưởng sức khỏe phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống.

Để bảo vệ sức khỏe, không nên uống quá hai đơn vị cồn một ngày với nam, một đơn vị cồn một ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày mỗi tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức khoảng 3/4 chai hoặc lon bia 330 ml (5%) hoặc một cốc bia hơi 330 ml hay một ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Nếu không tránh được các cuộc vui khi bắt buộc, bạn cần bỏ túi một vài ghi nhớ sau đây:

Nên uống từ từ, vừa uống vừa nói chuyện hoặc uống chung với nước trà đặc để giải rượu. Không nên ăn các loại kẹo, bánh mứt quá ngọt hoặc các loại thực phẩm cay nồng và hút thuốc trong khi uống rượu khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt, tinh thần thiếu minh mẫn...

Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích bởi chúng gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng.

Sau khi uống, tuyệt đối không điều khiển xe hay tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn, dễ bị ngã, va chạm, chấn thương...

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X