Hotline 24/7
08983-08983

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng nhóm tuổi

Trong bài viết này, BS Bùi Quốc Hưng (tốt nghiệp BS ngành Nha khoa, loại giỏi, đang thực tập nội trú) đã có những hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách theo từng độ tuổi để đem lại hiệu cao.

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách có tác động đến trẻ trong từng nhóm tuổi như thế nào?

Vệ sinh răng miệng đóng vai trò nền tảng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và sự phát triển toàn diện của trẻ. Mỗi giai đoạn trong quá trình trưởng thành đòi hỏi các biện pháp chăm sóc răng miệng đặc thù, nhằm bảo vệ và phát triển hệ thống răng miệng, đồng thời phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn về lâu dài.

Giai đoạn sơ sinh (0-1 tháng tuổi) và nhũ nhi (2-12 tháng tuổi) là thời điểm quan trọng để thiết lập nền móng cho sức khỏe răng miệng. Việc vệ sinh nướu và những chiếc răng sữa mới mọc không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh khỏe của hệ thống răng miệng trong tương lai.

Giai đoạn từ 1-6 tuổi, khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên, việc duy trì vệ sinh răng miệng trở thành nhiệm vụ thiết yếu. Giai đoạn này, chăm sóc đúng cách có vai trò then chốt trong việc ngăn chặn các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu và những vấn đề khác có thể cản trở sự phát triển của răng. Thói quen vệ sinh tốt được hình thành trong thời kỳ này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe răng miệng sau này.

Trong lứa tuổi tiểu học (6-11 tuổi) và thanh thiếu niên (12-18 tuổi), chăm sóc răng miệng không chỉ có tác dụng bảo vệ răng vĩnh viễn khỏi các bệnh lý nghiêm trọng mà còn đóng góp tích cực vào sự tự tin trong giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thói quen vệ sinh răng miệng hiệu quả giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sâu răng, nha chu, và các vấn đề liên quan đến khớp cắn, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Tóm lại, chăm sóc răng miệng phù hợp với từng giai đoạn phát triển không chỉ bảo vệ sức khỏe răng miệng hiện tại mà còn tác động sâu sắc đến sức khỏe tổng quát và sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.

Các thành viên trong gia đình ở các độ tuổi khác nhau cùng nhau vệ sinh và giữ gìn sức khỏe răng miệng

2. Vai trò của bác sĩ và phụ huynh trong quá trình hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng theo từng nhóm tuổi?

Yếu tố Vai trò của bác sĩ Vai trò của phụ huynh
Giáo dục hướng dẫn

- Hướng dẫn chuyên môn: Cung cấp các hướng dẫn chuyên sâu về kỹ thuật chải răng, dùng chỉ nha khoa.

- Hướng dẫn theo độ tuổi: Điều chỉnh hướng dẫn vệ sinh răng miệng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

- Phát triển kiến thức: Cập nhật thông tin mới nhất về các phương pháp và sản phẩm chăm sóc răng miệng.

- Giáo dục cơ bản: Dạy trẻ những khái niệm cơ bản về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng từ sớm.

- Xây dựng thói quen: Đảm bảo trẻ thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày theo đúng cách.

- Làm mẫu: Phụ huynh cần làm gương cho trẻ bằng cách thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách.

Phòng ngừa bệnh lý

- Khám định kỳ: Thực hiện khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

- Dự phòng: Áp dụng các biện pháp phòng ngừa như bôi fluoride, sealant phòng ngừa.

- Giám sát và đánh giá: Đánh giá tình trạng răng miệng và đề xuất biện pháp can thiệp sớm.

- Giám sát: Theo dõi và đảm bảo trẻ tuân thủ thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn.

- Kiểm soát chế độ ăn uống: Giới hạn việc tiêu thụ đường và các thực phẩm gây hại cho răng.

- Đảm bảo vệ sinh: Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ và vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.

Chăm sóc cá nhân hóa

- Kế hoạch chăm sóc cá nhân hóa: Thiết kế các kế hoạch chăm sóc và điều trị dựa trên tình trạng riêng biệt của trẻ.

- Chẩn đoán và điều trị: Thực hiện các biện pháp điều trị chuyên biệt nếu phát hiện các vấn đề như lệch lạc răng, sâu răng.

- Lựa chọn sản phẩm: Chọn lựa bàn chải, kem đánh răng và nước súc miệng phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Đáp ứng nhu cầu đặc biệt: Điều chỉnh phương pháp chăm sóc dựa trên tình trạng sức khỏe đặc thù của trẻ (ví dụ: trẻ có dị ứng, dị tật bẩm sinh,...).

Xây dựng thói quen tốt

- Kế hoạch chăm sóc cá nhân hóa: Thiết kế các kế hoạch chăm sóc và điều trị dựa trên tình trạng riêng biệt của trẻ.

- Chẩn đoán và điều trị: Thực hiện các biện pháp điều trị chuyên biệt nếu phát hiện các vấn đề như lệch lạc răng, sâu răng.

- Lựa chọn sản phẩm: Chọn lựa bàn chải, kem đánh răng và nước súc miệng phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Đáp ứng nhu cầu đặc biệt: Điều chỉnh phương pháp chăm sóc dựa trên tình trạng sức khỏe đặc thù của trẻ (ví dụ: trẻ có dị ứng, dị tật bẩm sinh,..).

Hỗ trợ tinh thần

- Theo dõi sự tiến bộ: Đánh giá thường xuyên và cung cấp phản hồi để điều chỉnh các thói quen vệ sinh răng miệng.

- Hỗ trợ tinh thần: Cung cấp các chiến lược khuyến khích và động viên trẻ trong quá trình điều trị hoặc khi gặp khó khăn trong vệ sinh răng miệng.

- Khuyến khích độc lập: Khuyến khích trẻ tự chải răng và làm vệ sinh răng miệng một cách độc lập.

- Tạo môi trường học tập: Tạo ra một không gian học tập tích cực để trẻ thấy việc vệ sinh răng miệng là một phần của cuộc sống hàng ngày.

Liên lạc và phối hợp

- Tạo sự tin tưởng: Xây dựng mối quan hệ tin cậy với trẻ, làm giảm lo lắng khi thăm khám.

- Giải thích rõ ràng: Cung cấp thông tin rõ ràng và dễ hiểu về các quy trình điều trị để trẻ cảm thấy an tâm.

- Tạo cảm giác an toàn: Đảm bảo trẻ cảm thấy thoải mái và không sợ hãi khi chăm sóc răng miệng.

- Động viên: Khen ngợi trẻ khi họ tự giác làm vệ sinh răng miệng, tạo động lực cho trẻ tiếp tục duy trì thói quen tốt.

Sự phối hợp giữa phụ huynh và nha sĩ hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

3. Sự phát triển của răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 0-1 tuổi?

Sự phát triển răng trẻ từ 0-1 tuổi

- Trẻ sơ sinh được sinh ra với một bộ 20 răng sữa đầy đủ ẩn trong xương bên dưới nướu - 10 răng ở trên và 10 răng ở dưới. Khi mỗi răng sữa mọc lên bề mặt nướu, nướu sẽ tách ra để răng mọc

- Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, răng bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ 6 đến 10 tháng. Nhưng ở một số trẻ, răng xuất hiện sớm nhất là 3 tháng. Ở những trẻ khác, răng không xuất hiện cho đến khoảng 12 tháng. Một số rất ít trẻ em được sinh ra với 1-2 chiếc răng. Đa số trẻ sẽ hoàn thiện bộ răng sữa đầy đủ vào lúc 3 tuổi. Răng sữa có thể mọc theo bất kỳ thứ tự nào, nhưng răng hàm dưới thường mọc trước.

Bé bắt đầu mọc những răng cửa sữa hàm dưới vào lúc 6 tháng tuổi

Chăm sóc răng miệng cho trẻ 0-1 tuổi

- Chăm sóc răng cho trẻ em có thể bắt đầu trước khi răng đầu tiên của bé xuất hiện. Khi bé được khoảng 3 tháng tuổi, có thể nhẹ nhàng lau nướu của bé bằng khăn mặt hoặc gạc ẩm, sạch 2 lần/ngày. Điều này giúp bé sẵn sàng và làm quen với việc được vệ sinh răng khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện vào lúc 6 tháng tuổi.

- Ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, hãy vệ sinh răng bằng bàn chải đánh răng mềm dành cho trẻ sơ sinh được thiết kế cho trẻ dưới 2 tuổi. Nếu bé không thích bàn chải đánh răng trong miệng, có thể tiếp tục sử dụng khăn rửa mặt sạch, ẩm hoặc gạc.

Bàn chải cho bé 0-2 tuổi: “Jordan Step 0-2 years baby toothbrush” có đặc điểm chung là lông chải mềm, mịn, tay cầm cao su, chắc chắn, vừa cho tay bé và phụ huynh, phần cổ ngắn tránh đưa quá sâu vào họng trẻ.

- Đánh răng cho bé chỉ với nước (không sử dụng kem đánh răng ) ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau lần bú đầu tiên và cuối cùng. Không sử dụng kem đánh răng ở độ tuổi này, trừ khi có khuyến nghị khác từ nha sĩ.

- Điều quan trọng là phải đưa trẻ đi khám nha sĩ nếu trẻ mới sinh đã thấy răng mọc trong miệng hoặc khi chiếc răng đầu tiên của trẻ mọc.

- Giữ gìn bàn chải sạch sẽ:

+ Sau khi vệ sinh răng và nướu cho bé, hãy rửa sạch bàn chải đánh răng sạch sẽ bằng nước thường.

+ Giữ bàn chải đánh răng theo chiều thẳng đứng trong hộp đựng mở để bàn chải khô tự nhiên trong không khí.

+ Nên thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3-4 tháng hoặc khi lông bàn chải bị mòn.

- Phòng ngừa sâu răng sớm giai đoạn 0-1 tuổi.

+ Chỉ cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi cho trẻ ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi.

+ Không nên cho bé đi ngủ khi đang ngậm bình sữa. 

  • Khi bé ngủ, lưu lượng nước bọt trong miệng bé sẽ ít hơn để bảo vệ răng. Nếu bé ngủ khi đang ngậm bình sữa, sữa có thể từ từ chảy vào miệng bé và tiếp xúc liên tục với mô răng làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • Ngoài ra, việc cho bé ngủ khi đang ngậm bình sữa có thể gây nguy cơ nghẹt thở khi ngủ.

+ Nếu bé thích núm vú giả, đừng nhúng núm vú giả vào thức ăn, đường hay mật ong trước khi cho bé sử dụng. Hãy rửa sạch và khử trùng núm vú giả sau mỗi lần bé sử dụng.

- Dấu hiệu mọc răng và lưu ý: 

+Dấu hiệu:

  • Răng mọc về phía nướu làm tách bề mặt nướu để lộ răng ra ngoài.
  • Trẻ thỉnh thoảng cọ xát nướu vào nhau khi răng mới bắt đầu mọc vừa ra khỏi nướu
  • Trẻ thường cáu gắt và quấy khóc.
  • Không ăn tốt như thường lệ hoặc không chịu ăn
  • Hay mút các đồ vật: đồ chơi, núm vú giả, yếm,., hay chảy nước dãi.
  • Thường kéo tai về phía răng mọc.

+ Một số điều phụ huynh nên làm khi bé mọc răng:

  • Nhẹ nhàng chà xát nướu của bé bằng ngón tay đã được rửa sạch
  • Cho bé vật dụng quen thuộc gì đó để cắn như: núm vú giả,..
  • Cho bé ăn những thức ăn mềm hơn, ít phải nhai hơn
  • Nếu bé vẫn có vẻ không vui hoặc khó chịu thì nên đi khám bác sĩ nhi khoa vì khi đó mọc răng có thể không phải là vấn đề.
1 số dấu hiệu bé mọc răng: chảy nước dãi, quấy khóc, bức rức, không chịu ăn,…

4. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 1-3 tuổi?

- Trẻ từ 1-3 tuổi cần được chải răng răng ít nhất 2 lần/ngày– vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

- Sử dụng bàn chải đánh răng với lông bàn chải nhỏ, mềm được thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Chỉ đánh răng với nước thông thường cho đến khi trẻ được 18 tháng tuổi, trừ khi nha sĩ có khuyến cáo khác

- Từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi, có thể bắt đầu sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có hàm lượng fluoride thấp (500ppm), trừ khi nha sĩ có khuyến cáo khác.

- Phụ huynh có thể cầm tay bé để hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi bé được 2 tuổi. Việc này giúp bé tập làm quen và cảm thấy bản thân là một phần của hoạt động vệ sinh răng miệng này.

- Trẻ cần sự giúp đỡ và giám sát của phụ huynh trong việc vệ sinh răng miệng cho đến khi bé được khoảng 8 tuổi.

5. Cách hướng dẫn bé chải răng và một số mẹo để bé hứng thú chải răng?

1. Đứng hoặc ngồi sau trẻ để bé cảm thấy an toàn. Hoặc có thể đứng trước gương để phụ huynh thấy rõ răng của con.

2. Dùng tay nâng cằm trẻ, đầu trẻ tựa vào người bạn.

3. Nghiêng lông bàn chải về phía nướu, di chuyển bàn chải theo hình tròn nhẹ nhàng. 

4. Sau đó chải mặt ngoài và mặt trong của răng theo chiều dọc về phía nhai, tiếp theo là chải mặt nhai của các răng. Nên chải theo thứ tự: thường là từ trái qua phải, từ trên xuống dưới để tránh bỏ sót các vùng răng.

5. Nhẹ nhàng chải lưỡi của trẻ.

6. Khuyến khích trẻ đánh răng mà không được nuốt để làm quen. Khi trẻ bắt đầu sử dụng kem đánh răng, hãy bảo trẻ nhổ kem ra.

Chải răng cho bé trước gương để nhìn thấy rõ và giúp bé ghi nhớ thói quen

Mẹo nhỏ giúp bé hứng thú đánh răng hơn

Trẻ 1-3 tuổi thường không muốn dành thời gian đánh răng, nhưng ngay cả khi đánh răng nhanh cũng sẽ tốt hơn là không đánh răng. Kiên nhẫn với trẻ sẽ giúp con bạn học được rằng đánh răng là một phần của thói quen hàng ngày. Trẻ em muốn tham gia việc đánh răng hơn nếu việc đó thú vị và hấp dẫn. Sau đây là một số ý tưởng cho phụ huynh tham khảo

- Hát trong khi đánh răng. Bạn có thể thử hát bài hát bé yêu thích: “Baby shark”,…

- Hãy tưởng tượng bàn chải đánh răng là một đoàn tàu. Phụ huynh có thể thử nói 'Tu Tu Tu Tu', mô phỏng âm thanh đoàn tàu khi di chuyển bàn chải xung quanh răng của bé, để tạo sự thú vị cho việc đánh răng.

- Hãy để trẻ chơi món đồ chơi yêu thích trong khi đang được phụ huynh đánh răng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X