Hội nghị Lão khoa 2025: Đánh giá toàn diện, tiếp cận tinh tế, không bỏ sót "ngã ba quan trọng" trong điều trị
Hội nghị Khoa học thường niên do Hội Lão khoa TPHCM tổ chức tại TP Đà Nẵng, quy tụ 1.600 y bác sĩ, nhân viên y tế về tham dự, với 131 bài báo cáo trình bày bởi hơn 100 báo cáo viên.
Với mục đích cập nhật chuyên môn trong đánh giá toàn diện sức khỏe người cao tuổi về các bệnh mạn tính, suy yếu, dinh dưỡng và các vấn đề lão khoa liên quan, Hội Lão khoa TPHCM tổ chức hội nghị thường niên 2025 trong 3 ngày (từ 11 - 13/4) với chủ đề “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý người cao tuổi”.

GS.TS Nguyễn Thiện Nhân - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ gây sốt hội nghị với bài báo cáo thời sự “Già hóa dân số: Hậu quả, nguyên nhân và giải pháp của chính phủ, các doanh nghiệp, ngành y tế và xã hội” với những nhận định và giải pháp ở tầm vĩ mô của chính phủ, doanh nghiệp và bộ ngành.
Những chia sẻ khởi động chương trình mà giáo sư đem đến cũng là bối cảnh toàn diện mà hội nghị đề cập, để cùng nhau trao đổi, đề xuất các giải pháp hữu hiệu đón đầu xu hướng già hóa dân số. Trên hết, ngoài luận bàn về chính sách đối với dân số già hiện nay, hội nghị còn kỳ vọng mang đến bức tranh tươi sáng hơn, qua bài báo cáo “Đánh giá lão khoa toàn diện: Mô hình CFCN - Cần phải cười nhiều” do PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí - Chủ tịch Hội Lão khoa TPHCM chia sẻ. Đây là một cách tiếp cận mới mẻ và tích cực trong chăm sóc người cao tuổi, từ vị chuyên gia đầu ngành Lão và cũng là từ trải nghiệm thực tế của “người có tuổi” nhưng vẫn hăng say lao động, cống hiến cho ngành y.

Bên cạnh bài báo cáo của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí, như thường lệ, hội nghị là diễn đàn quy tụ các chuyên gia là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ… hàng đầu trong các lĩnh vực Y học Việt Nam. Những cái tên bảo chứng cho chất lượng hội nghị hàng đầu có thể kể đến: GS.TS.BS Võ Thành Nhân - Chủ tịch Hội Tim mạch Can thiệp TPHCM; GS.TS.BS Đặng Vạn Phước - Chủ tịch Hội Tim mạch TPHCM; PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay - Chủ tịch Hội Đông Tây y kết hợp TPHCM; PGS.TS.BS Cao Thanh Ngọc - Chủ tịch Hội Bệnh tự miễn Cơ Xương Khớp TPHCM; GS.TS.BS Phạm Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Tim Mạch học Việt Nam; PGS.TS.BS Lê Đình Thanh - Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất; PGS.TS Nguyễn Trung Anh - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương; PGS.TS.BS Nguyễn Bách - Trưởng khoa tại Khoa Nội thận - Lọc máu Bệnh viện Thống Nhất…

Tại hội nghị, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí cho biết: “Chúng ta đang đứng trước một giai đoạn đặc biệt của y học, khi dân số già đang tăng nhanh, người thầy thuốc không chỉ điều trị và phải chăm sóc con người một cách toàn diện. Đánh giá lão khoa toàn diện không phải là góc nhìn mới, nhưng ngày nay nó trở thành ‘chiếc chìa khóa’ để mở ra một nền lâm sàng cá thể hóa, nhân văn và hiệu quả.
Đánh giá lão khoa toàn diện giúp chúng ta thấy được bức tranh tổng thể, thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, chức năng và xã hội, những yếu tố mà một xét nghiệm hay một chỉ số sinh học không bao giờ phản ánh được”.
Chủ tịch Hội Lão khoa TPHCM bày tỏ sự quan tâm đến các bác sĩ trẻ, những người đang học nội trú, chuyên khoa, mới vào nghề. Đồng thời nhấn mạnh, các bác sĩ trẻ khi tham dự, phải xem đây là hành trang thiết yếu, dù học lâm sàng, giảng dạy hay nội trú, tư duy toàn diện của lão khoa chính là nền tảng để các bác sĩ trở thành một người thầy thuốc hiện đại. Không chỉ cần giỏi trong y học mà còn phải tinh tế trong tiếp cận y lệnh, để không bỏ sót một ngã ba quan trọng nào trong hành trình điều trị.




PGS.TS.BS Lê Đình Thanh - Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (bên phải hình) và PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Tân - Trưởng khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp Bệnh viện Thống Nhất (bên trái hình)...
Hội nghị năm nay mang đến những thông tin cập nhật và thực tiễn về chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, bao gồm: Tim mạch (các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi); Nội tiết - Chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn lipid máu, đa bệnh lý); Cơ xương khớp (loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gút, đau lưng); Thần kinh (sa sút trí tuệ, chóng mặt, mất ngủ, run vô căn); Tiêu hóa (táo bón, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày); Thận - Tiết niệu (bệnh thận mạn, vai trò của acid uric, kiểm soát đạm niệu); Dinh dưỡng (chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi đa bệnh lý) và các vấn đề phối hợp trong lão khoa.
Nội dung hội nghị với 131 bài báo cáo, trình bày bởi 104 bái cáo viên, diễn ra song song tại 6 hội trường.
Trong đó, ngày 11/4 tổ chức tại 6 hội trường với 35 bài báo cáo, trong đó có 1 phiên báo cáo nước ngoài, 6 phiên chuyên đề lão khoa tổng quát và 1 hội thảo chủ đề “Điều trị các triệu chứng đường tiểu dưới trên người cao tuổi: luts/bph và bàng quang tăng hoạt (OAB)”
Ngày 12/4, chương trình tổ chức song song 1 phiên toàn thể, 20 phiên chuyên đề, 5 hội thảo và 2 phiên vệ tinh tại 6 hội trường, với tổng 107 bài báo cáo.
Ngày 13/4, hội nghị tổ chức 3 phiên chuyên đề tại 3 hội trường với tổng số 17 bài báo cáo.
Với quy mô hội nghị năm nay sẽ là cơ hội quý báu để cập nhật kiến thức thực tiễn, chia sẻ kinh nghiệm điều trị, cũng như mở rộng kết nối, hợp tác chuyên môn giữa các đơn vị y tế trên cả nước - đặc biệt trong bối cảnh dân số già hóa và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng tăng cao.
Một số hình ảnh tại hội nghị:
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình