Hotline 24/7
08983-08983

Hội nghị đột quỵ quốc tế 2023 tiếp cận đa chuyên khoa, quy tụ dàn chuyên gia hùng hậu

Phiên toàn thể của "Hội nghị đột quỵ quốc tế 2023: Tiếp cận đa chuyên khoa" đã mang đến nhiều thông tin mới từ hội nghị đột quỵ thế giới WSO 2023, phục hồi chức năng thần kinh sớm sau đột quỵ, quản lý nguy cơ chảy máu liên quan rung nhĩ, các cơ chế phục hồi sau đột quỵ và tầm quan trọng của điều trị đa mô thức... do các chuyên gia đột quỵ đầu ngành trong và ngoài nước chia sẻ.

Tổ chức y tế thế giới - WHO đã lấy ngày 29/10 hàng năm là Ngày đột quỵ thế giới, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về đột quỵ não. Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng ban hành thông tư 47/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám chữa bệnh, đây là hành lang pháp lý quan trọng cho việc xây dựng hệ thống nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân đột quỵ. 

Hội nghị đột quỵ quốc tế 2023 với tiêu đề: Tiếp cận đa chuyên khoa, tổ chức tại Hà Nội ngày 27-28/10

Xuất phát từ tinh thần đó Hội Đột quỵ Thành phố Hà Nội đã được thành lập. Với sứ mệnh của mình là một hội nghề nghiệp, kết nối các hội viên hoạt động trong lĩnh vực đột quỵ để cùng nhau học tập, cập nhật kiến thức mới, phương pháp điều trị mới, hiện đại hơn, hiệu quả hơn. Hội nghị đột quỵ quốc tế 2023 với tiêu đề: Tiếp cận đa chuyên khoa, phối hợp giữa Hội Đột quỵ TP Hà Nội với Trường Đại học Y Dược, Đại học quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức nhằm nâng cao kiến thức cho hội viên trong phối hợp đa chuyên khoa nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân đột quỵ.

PGS.TS Mai Duy Tôn - Chủ tịch Hội Đột quỵ TP Hà Nội phát biểu tại phần khai mạc. Đây cũng là hội nghị quốc tế đầu tiên từ sau khi thành lập Hội nên cũng là dịp để BCH Hội ra mắt trước toàn thể hội viên Hội Đột quỵ TP Hà Nội.

Sau phần khai mạc, phiên toàn thể diễn ra với 6 bài báo cáo: Cập nhật hội nghị đột quỵ thế giới WSO 2023 - PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Xây dựng hệ thống chăm sóc đột quỵ hiện nay tại Nhật Bản - GS Norioshi Arai, Phục hồi chức năng thần kinh sớm sau đột quỵ - GS Peter Lackner; Dự phòng cấp hai và quản lý nguy cơ chảy máu liên quan rung nhĩ - GS Luciano Sposato; Chiến lược dự phòng ngừa đột quỵ ở các quốc gia có nguồn lực hạn chế - GS Craig Anderson; Các cơ chế phục hồi sau đột quỵ và tầm quan trọng của điều trị đa mô thức - GS Christopher Chen.

Chủ tọa phiên toàn thể: PGS Mai Duy Tôn, PGS.TS Nguyễn Văn Chi, GS Nguyễn Văn Thông, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng  
Ban chủ tọa và 5 báo cáo viên của phiên toàn thể (từ trái qua): GS Christopher Chen, GS Peter Lackner, GS Norioshi Arai, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, GS Craig Anderson

 

(Quý khán giả có thể xem video toàn bộ phiên báo cáo TẠI ĐÂY)

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM với bài báo cáo: Cập nhật hội nghị đột quỵ thế giới WSO 2023

Trước đây, cửa sổ đột quỵ được mở rộng đến 24 giờ nhưng phải có phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID. Tuy nhiên đây là phần mềm khá đắt đỏ và không phải trung tâm đột quỵ nào cũng có (tại Việt Nam chỉ có vài trung tâm có phần mềm RAPID). PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM cho biết hiện nay, hướng dẫn điều trị đột quỵ đã cho phép lấy huyết khối ở cửa sổ 24 giờ mà không cần phần mềm RAPID, chỉ cần CT mạch máu đã có thể lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Ông cũng hi vọng tương lai cửa sổ điều trị có thể lên đến 36 giờ.

Về vấn đề mở rộng cửa sổ điều trị đến 24 giờ, một câu hỏi từ người tham dự là trường hợp bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não lõi lớn ngoài việc điều trị cải thiện về lâm sàng không cao còn có nguy cơ chảy máu do tái tưới máu, tuyến tỉnh sẽ dè dặt, nếu áp dụng cần có điều kiện gì về pháp lý và phương tiện chẩn đoán? 

PGS Huy Thắng cho biết vấn đề điều trị các ca lõi lớn ngay cả guideline của Hoa Kỳ cũng chưa cập nhật, việc này cần thời gian nhưng ông tin rằng cuối năm nay guideline của Hoa Kỳ sẽ đưa mức khuyến cáo lên mức 1A. Sau khi guideline đưa ra đến khi chính sách điều trị của một nền y tế chấp thuận cũng phải có thời gian, vai trò của các hội nghề nghiệp sẽ giúp rút ngắn thời gian này. Guideline của Hội đột quỵ TPHCM cập nhật 2 chỉ định điều trị này (thời gian từ 6-24 giờ, và trên các ca lõi lớn) 

Xem thêm: >> Cập nhật tình hình nhồi máu não - đột quỵ tại Việt Nam và các bước tiến trong tương lai

>> Hội nghị Đột quỵ TPHCM 2023 đón nhận số người tham dự kỷ lục

Trong thời gian chưa có khuyến cáo của Bộ Y tế thì đây là tình huống khó, phải có sự trao đổi, giải thích kỹ và nhận được sự đồng ý của người nhà, đồng thời các bác sĩ cũng phải hết sức thận trọng. Việc mở rộng cửa sổ điều trị lên 24 giờ sẽ nhiều người dân được lợi vì đa số bệnh nhân đột quỵ đến trễ giờ vàng.

PGS Mai Duy Tôn cho biết thêm: hiện nay PGS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch hội Đột quỵ Việt Nam sẽ là người thẩm định cuối cùng guideline trình Bộ Y tế. Sau hội nghị này sẽ có một hội nghị của Bộ Y tế. Khi guildeline của Bộ Y tế ra đời sẽ là hành lang pháp lý cho các bác sĩ chuyên ngành đột quỵ, và cũng là cơ sở để BHYT chi trả. 

Một số tình huống “khó” gặp trên thực tế hay gặp bệnh nhân có tổn thương ổ nhồi máu lớn hoặc chuyển dạng chảy máu ở ổ nhồi máu trên nền bệnh nhân bệnh van tim cơ học hoặc bệnh hẹp khít van 2 lá thường phải sử dụng thuốc chống đông điều trị bệnh tim, thì dùng thuốc chống đông giữa tim mạch và đột quỵ như thế nào?; bên cạnh chế độ ăn giảm muối lâu nay được nhắc đến rất nhiều thì vai trò của acid folic trong dự phòng đột quỵ ra sao?… cũng được ban chủ tọa và các báo cáo viên giải đáp.

Nội dung hội nghị gồm các báo cáo cập nhật mới nhất về chẩn đoán điều trị, can thiệp mạch não và các kỹ thuật chuyên sâu về đột quỵ, có tính ứng dụng thực tiễn cao trong lâm sàng, có nhiều nội dung tập trung vào dự phòng đột quỵ cả nguyên phát và thứ phát.

Hội nghị là nơi quy tụ các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nghiên cứu viên đến từ các bệnh viện và các trường đại học y của các tỉnh thành trong nước và nhiều báo cáo viên nước ngoài là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia về đột quỵđến từ các quốc gia như Áo, Canada, Úc, Nhật Bản, Nga, Malaysia, cùng với gần 2000 hội thảo viên từ khắp mọi miền đất nước, và khoảng 500 hội thảo viên tham dự online.

GS.TS.TTND Lê Ngọc Thành - Hiệu trưởng trường Đại học Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội

 

PGS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch hội Đột quỵ Việt Nam
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chi - Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai
 GS Norioshi Arai - Nhật Bản
GS Peter Lackner (Áo): Phục hồi chức năng thần kinh sớm sau đột quỵ 
  GS Craig Anderson (Úc): Chiến lược dự phòng ngừa đột quỵ ở các quốc gia có nguồn lực hạn chế
GS Christopher Chen (Singapore): Các cơ chế phục hồi sau đột quỵ và tầm quan trọng của điều trị đa mô thức

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X