Hotline 24/7
08983-08983

TPHCM: Dịch phức tạp, đi tiêm ngừa vắc xin COVID-19 cần lưu ý gì?

Câu hỏi

Em nằm trong diện tiêm chủng vắc xin COVID-19 đợt này, nhưng dịch TPHCM phức tạp quá đi tiêm cũng sợ. Nhờ AloBacsi hướng dẫn giúp em cần lưu ý những gì khi đi tiêm ngừa vắc xin COVID-19 ạ. (Đoàn Thu Trang - TPHCM).

Trả lời

Sau khi tiêm vắc xin cần ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để được theo dõi (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Sáng 19/6, TPHCM đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 lớn nhất lịch sử. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM, trước khi đến điểm tiêm chủng vắc xin COVID-19, người dân cần mang theo chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế; sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác… sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).

Trong suốt quá trình từ nhà đến địa điểm tiêm và khi tiêm, chúng ta cần tuân thủ thông điệp 5K. Đó là Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế.

Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly. Khẩu trang y tế sau sau khi sử dụng, bỏ đúng cách và đúng nơi quy định.

Khử khuẩn: Khi đi tiêm ngừa, bạn nên sát khuẩn tay thường xuyên, sau khi cầm, nắm, chạm vào các bề mặt/ vật dụng (điện thoại, bàn ghế, trước và sau khi tháo khẩu trang…).

Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

Không tụ tập đông người (hạn chế trò chuyện, hỏi han những người đi tiêm ngừa khác).

Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Khi tới điểm tiêm, bạn chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin như tình trạng sức khỏe hiện tại (có đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính không…); bệnh lý mạn tính đang mắc phải hoặc điều trị; loại thuốc, liều trình điều trị đã hoặc đang sử dụng gần đây; từng mắc COVID-19 hay chưa; các loại vắc xin tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua; đang mang thai hoặc nuôi con bú hay không.

Đặc biệt, bạn cần thông báo với cán bộ y tế nếu có tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào. Nếu tiêm mũi vắc xin thứ 2, người tiêm phải thông báo các phản ứng của cơ thể trong lần tiêm chủng đầu tiên.

Ngoài ra, bạn nên chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế về loại vắc xin được tiêm, lịch tiêm mũi tiếp theo; các dấu hiệu có thể xuất hiện và cách xử lý; cơ sở y tế, số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng, tác dụng phụ. Sau khi về nhà, cần thay ngay quần áo, tắm rửa, súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Bạn cũng nên chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân trong vòng 3 tuần sau đó. Ngoài ra, giấy xác nhận tiêm vắc xin COVID-19 nên được giữ lại.

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X