Hotline 24/7
08983-08983

Mẹ nhóm máu hiếm, cần lưu ý gì khi mang thai và sinh con?

Câu hỏi

Em thuộc nhóm máu AB-. Xin hỏi em sinh ở bệnh viện được không ạ? Nếu được em muốn đặt phòng dịch vụ trước. Em cảm ơn. (Kimhien…@gmail.com)

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chị thân mến,

AloBacsi không rõ chị dự định sinh em bé ở đâu nên rất khó để đưa ra câu trả lời cụ thể. Tuy nhiên, với phụ nữ nhóm máu Rh- mang thai nên quản lý thai nghén tại cơ sở y tế có khả năng giải quyết một số nguy cơ như: bất đồng nhóm máu mẹ con; truyền máu Rh- khi sản phụ cần truyền máu.

Chị nên đến trực tiếp Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương… để được tư vấn. Tại những bệnh viện Phụ sản lớn luôn có nguồn máu dự trữ cho tình huống cấp bách, có thể giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Để đảm bảo nguồn máu, bệnh viện vẫn cần huy động nguồn máu từ ngân hàng máu và các bệnh viện hỗ trợ.

Nếu ở tỉnh thành khác, chị có thể cung cấp thêm thông tin để AloBacsi giải đáp kỹ hơn.

Thông tin thêm đến chị, ở Việt Nam người có nhóm máu Rh- chiếm tỷ lệ 0,04% - 0,07% , những người có nhóm máu nằm trong tỷ lệ này được gọi là người có nhóm máu hiếm.

Đối với các sản phụ và thai nhi, nhóm máu hiếm có thể gây ra một số tai biến không mong muốn, nếu thai nhi là Rh(D) dương tính thì có thể kích thích cơ thể mẹ sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên D (anti-D). Tuy nhiên, ở lần có thai đầu ít có tai biến cho thai nhi.

Lần có thai sau, nếu thai vẫn là Rh(D) thì có thể gây nguy cơ anti-D từ mẹ sẽ truyền qua đường nhau thai, sang máu thai nhi và làm ngưng kết, phá hủy hồng cầu của thai nhi. Tuỳ theo mức độ mà dẫn đến tình trạng vàng da sơ sinh, sẩy thai hay thậm chí thai chết lưu… Tuy nhiên điều này có thể hoàn toàn phòng tránh được. Thực tế đã có nhiều phụ nữ nhóm máu hiếm Rh- sinh con thuận lợi, an toàn.

Trong việc quản lý thai kỳ đối với người mẹ Rh(D) âm tính, bước dự phòng Anti - D có những lưu ý:

+ Trước hết, cần xét nghiệm nhóm máu của người chồng sản phụ để xác định có mang nhóm máu Rh(-) hay không. Nếu bố (người chồng) của thai nhi có nhóm máu Rh(-) cùng nhóm máu của người mẹ là Rh(-) thì không cần dự phòng miễn dịch bằng anti-D. Ngược lại, nếu bố của thai nhi có nhóm máu Rh(+) thì cần phải hiệu giá kháng thể miễn dịch D. Nếu hiệu giá kháng thể cho kết quả dương tính, cần tiến hành các bước như: Theo dõi thiếu máu thai nhi và hiệu quá kháng thể miễn dịch chống D 2 tuần/lần cho sản phụ; hiệu giá kháng thể miễn dịch chống D âm tính thì dự phòng định kỳ bằng anti-D.

+ Việc sử dụng anti-D như sau: Trong quá trình mang thai: có 2 cách dùng và hiệu quả tương tự như nhau; Cách 1: 2 liều anti-D IgG 500 IU - 625 IU vào tuần thứ 28 và 34 của thai kỳ (Nếu tiêm anti-D vào tuần 28 thì tuần 34 có thể tiêm luôn anti-D mà không cần làm xét nghiệm hiệu giá kháng thể miễn dịch lại). Cách 2: tiêm 1 liều anti-D IgG 1500 IU duy nhất vào tuần thứ 28 của thai kỳ.

+ Bên cạnh đó, cũng cần dự phòng sau sinh, tiêm anti-D IgG 500IU - 1500 IU trong vòng 72 giờ sau khi sinh (nếu con sinh ra có nhóm máu Rh(D) dương tính).

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X