Hotline 24/7
08983-08983

Hen suyễn: Phân loại, triệu chứng biểu hiện và các phương pháp điều trị an toàn, hữu hiệu

Theo ước tính của WHO, hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 235 triệu người bị bệnh hen suyễn. Nhiều người lầm tưởng rằng hen suyễn chỉ xảy ra ở những nước phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh xuất hiện ở mọi quốc gia. Trong đó hơn 80% trường hợp tử vong do hen suyễn xảy ra ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Vậy, những ai có dễ mắc bệnh này, Dấu hiệu nhận biết, cách phân loại và các biện pháp điều trị hen suyễn như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng. Một số biểu hiện khá lâm sàng bên ngoài nên rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về phổi khác như lao, giãn phế quản, COPD,...

Những ai dễ mắc bệnh hen suyễn (hen phế quản) nhất

Bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:

- Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

- Bị dị ứng, chàm.

- Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,... cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.

Đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn nhất là trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh

Hen phế quản có những dấu hiệu điển hình ra sao?

Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những người bị bệnh hen suyễn:

Triệu chứng cơn hen lâm sàng điển hình:

Khó thở cơn chậm, rít thường về đêm. Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực. Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay , há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh, như bột sắn chín (Thường gặp ở đối tương người cao tuổi mắc hen suyễn lâu năm). Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.

Khám phổi trong cơn: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy (tuỳ mức độ) ở khắp 2 phổi.

Phân loại

Biểu hiện

Nguyên nhân

Hen suyễn dị ứng

- Chảy nước mũi và hắt hơi liên tục, hắt hơi liên tục.

- Sưng mũi.

- Xuất hiện đờm.

- Chảy nước mắt.

- Cổ họng ngứa.

- Các chất gây dị ứng, đủ nhỏ để hít sâu vào phổi (phấn hoa, lông vật nuôi, bụi phấn,...).

- Khói từ thuốc lá, lò sưởi, nến, hương, pháo hoa,...

- Ô nhiễm không khí.

- Không khí lạnh.

- Tập thể dục trong khi trời lạnh.

- Mùi hóa học hoặc khói mạnh.

- Nước hoa, chất làm tươi không khí hoặc các sản phẩm có mùi thơm khác.

Suyễn do tập thể dục

- Các dấu hiệu hen bắt đầu trong 5 đến 10 phút khi bắt đầu hoặc sau khi tập.

- Có thể trầm trọng thêm vài phút sau khi ngừng tập thể dục.

- Khi tập thể dục, các dải cơ xung quanh đường hô hấp nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm.

- Chúng phản ứng bằng cách co thắt, làm hẹp đường hô hấp.

Ho hen suyễn

Ho khan không có đờm.

- Tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

- Dùng thuốc Beta-blockers.

- Dị ứng với chất Aspirin.

Hen suyễn nghề nghiệp

Các dấu hiệu hen xuất hiện khi đến khu vực làm việc:

- Chảy nước mũi và nghẹt mũi.

- Mắt bị kích ứng.

- Ho.

- Tiếp xúc với các chất ở nơi làm việc.

- Những ngành dễ bị hen suyễn nghề nghiệp:

thợ làm tóc, họa sĩ, thợ mộc,...

Hen suyễn ban đêm

Thở khò khè về đêm, ho và khó thở.

Là loại hen suyễn có tỷ lệ gây tử vong cao nhất.

Nguyên nhân:

- Tăng tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

- Đường hô hấp bị lạnh.

- Tư thế nằm gây khó thở.

- Tiết hormon theo mô hình sinh học.

- Ợ nóng.

Các loại cơn hen thường gặp:

- Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ (1-3 giờ).

- Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4 – 5 giờ đến một vài ngày.

- Cơn ác tính: cơn liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen thông thường không kết quả, biến chứng suy hô hấp , suy tim phải, tử vong.

Khi người bệnh (người lớn) có một trong các triệu chứng sau đây: nhịp thở > 25 lần/phút; mạch > 115 lần/phút; tím tái, vã mồ hôi; phổi “im lặng”, không nghe thấy tiếng thở; dùng thuốc cắt cơn không hiệu quả, cơn khó thở ngày một nặng cần nhanh chóng đưa người ngay bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu điều trị.

>> Xem thêm: Hen phế quản tái đi tái lại nhiều lần, càng chữa càng mắc - Vì sao?

Tại sao nên sớm điều trị hen phế quản và kiên trì điều trị?

Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc, các mối quan hệ vợ chồng cũng phần nào bị tác động…

- Có khả năng gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:  dù tỷ lệ tương đối thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này, nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị, kiểm soát cơn hen thì có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,...

Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai: nguy cơ mắc bệnh thường xảy ra ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Theo đó phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh hen suyễn dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị suyễn khi mang thai cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ trẻ bình thường.

>>Xem thêm: Những ngộ nhận nguy hiểm mà người mắc hen phế quản thường mắc

Bệnh hen phế quản có chữa được không?

Theo y học hiện đại, hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn được mà chỉ có thể kiểm soát được bằng cách giảm triệu chứng, phòng tránh bệnh biến chứng nặng hơn, giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ của thuốc khi phải điều trị kéo dài. Hen phế quản hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được điều trị bằng phương pháp thích hợp.

Tây y điều trị hen phế quản - cắt cơn và dự phòng

- Thuốc cắt cơn chữa hen phế quản: Salbutamol, fenoterol, salmeterol... làm giảm co thắt phế quản, ngăn ngừa cơn co thắt phế quản do gắng sức hay dị ứng

- Thuốc dự phòng trị hen phế quản: Corticosteroid dạng hít, thuốc đồng vận beta-2... có tác dụng phòng ngừa và giữ cho bệnh không nặng thêm.

Tuy nhiên theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh chữa hen phế quản nên sử dụng thuốc hít dự phòng. Bởi thuốc đi thẳng vào đường dẫn khí nên ít có tác dụng phụ như các loại dạng uống hay tiêm.

Đông y điều trị hen phế quản từ căn nguyên sinh bệnh

Trong Đông Y ngoài tác dụng làm giảm ho, khó thở, trừ đờm (triệu chứng theo quan niệm của Tây y) thì còn chú trọng tới tác dụng bổ, khôi phục chức năng của các tạng phủ liên quan làm cho cơ thể khỏe mạnh lên để tăng sức đề kháng.

Nguyên tắc đẩy lùi bệnh cơ bản của Đông y là muốn đẩy lùi bệnh phải tìm đến gốc sinh bệnh. Hen suyễn theo Đông y là do 3 tạng Tỳ- Phế- Thận bị rối loạn, suy yếu, không điều hòa gây nên. Muốn chữa hen suyễn cần chữa từ gốc cần giúp cơ thể khỏe mạnh lên, tăng sức đề kháng chống lại yếu tố gây bệnh ngoài. Hiện nay trên thị trường đã có thuốc hen thảo dược được Bộ Y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ. Thuốc có tác dụng tương đương với thuốc dự phòng Tây y.

Thuốc hen thảo dược được gia giảm theo bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” hơn 1500 tuổi. Thuốc hen thảo dược được phối hợp bởi các vị: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp có tác dụng điều hòa nâng cao chức năng tạng phủ, nâng cao miễn dịch tự nhiên của cơ thể:

- Hai vị thuốc Bối mẫu, Bán hạ được phối hợp hài hòa, giúp bổ Phế, bình suyễn trị ho, hồi phục chức năng xuất nhập khí của Phế. Ôn Phế, hóa đờm, trừ đờm, giúp tạng Phế dần hồi phục.

- Trần bì, Bán hạ, Can khương giúp tiêu viêm, nâng cao và phục hồi chức năng của tạng Tỳ: Bổ Tỳ khỏe vị, ích khí, giúp chức năng vận hóa thức ăn của Tỳ vị mạnh lên, đờm từ đó không sinh ra.

- Ngũ vị tử có tác dụng cầm ho định suyễn, kết hợp thêm Cam thảo giúp nguyên khí phục hồi, chức năng nạp khí của tạng Thận được phục hồi, tạng phủ khỏe mạnh.

Đợt điều trị của thuốc hen thảo dược kéo dài 8 – 10 tuần, kết quả điều trị được duy trì lâu dài. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435 / https://www.benhhen.vn/

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 2 lần sau ăn.

- Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

- Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X