Hotline 24/7
08983-08983

Hậu COVID-19 khiến người bệnh gặp những vấn đề gì?

BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM cho biết, hậu nhiễm xảy ra đối với tất cả các bệnh nhiễm trùng nói chung, và COVID-19 nói riêng, khiến người bệnh nặng phải mất sức, suy nhược và cần phục hồi chức năng, nâng đỡ tinh thần, cũng như tẩm bổ vài tháng đến vài năm.

Hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu các triệu chứng của COVID-19 và kéo dài ít nhất 2 tháng.

Theo BS Trương Hữu Khanh, hậu nhiễm trùng là một tác nhân gây bệnh mới, dù không nặng nhưng cần huy động nguồn năng lượng sản xuất kháng thể nên khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, rụng tóc… Cụ thể:

Hậu cảm + stress: Ai cũng đã từng cảm, nhưng triệu chứng sau cảm không bao giờ suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, gắn ghép cho hậu COVID-19 thì sẽ lo lắng đủ thứ.

Ho, nghẹt mũi: Nếu người bệnh COVID-19 suy nghĩ hậu COVID-19 là hậu cảm thì chuyện ho chút chút sau đó đơn giản sẽ hết. Nhưng nếu đọc nhiều, đọc lung tung sẽ suy nghĩ xơ phổi, hư phổi... là điều không nên.

Nặng thở: Nếu người cơ địa suyễn, sau cảm hay sau ăn món gì gây nặng thở thì cũng không có gì lạ vì chữa suyễn hay từ từ cũng hết. Nhưng với người không quen sẽ thấy lo lắng từ nặng thở, stress và sẽ cảm thấy thắt họng, tê tay tê chân rần rần…

Hoảng loạn với tất cả các triệu chứng là ghê gớm nhất: Nhiều F0 có tinh thần yếu, có cơ địa trầm cảm, rối loạn âu lo mà không tự tin thì nên đi khám chuyên khoa Tâm thần.

"Chỉ có bản thân mình tự tin tiếp nhận trải nghiệm và sẽ vượt qua nhẹ nhàng" - BS Khanh chia sẻ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X