Hotline 24/7
08983-08983

Giảm đau mỏi khi gặp vấn đề với khớp gối? Bác sĩ Trần Quốc Khánh giới thiệu phương pháp công nghệ cao

Nhức mỏi đầu gối báo hiệu nguy cơ của nhiều bệnh lý khác nhau. Việc giảm đau và hồi phục luôn là ưu tiên hàng đầu. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Trần Quốc Khánh.

Xin chào bác sĩ Khánh, bác sĩ có thể cho biết biểu hiện và nguyên nhân thường gặp của chứng đau mỏi đầu gối?

Xin chào quý độc giả. Đau mỏi đầu gối là triệu chứng ban đầu thường gặp ở một số bệnh lý về xương khớp. Rất có thể bệnh nhân đã từng gặp phải một chấn thương gây ra tổn thương vùng đầu gối như giãn hoặc đứt dây chằng, rách gân, rạn nứt xương, trật khớp gối,...

Nguyên nhân thường gặp tiếp theo là do thoái hoá khớp gối hoăc bệnh viêm khớp dạng thấp. Những căn bệnh do lối sống như gout cũng gây ra tình trạng viêm khớp cấp tính và có thể tiến triển thành mãn tính, gây đau nhức cho người bệnh.

ThS.BS Trần Quốc Khánh

Những triệu chứng đau mỏi vùng đầu gối và những bệnh lý về đầu gối nêu trên có thực sự nguy hiểm không thưa bác sĩ?

Các triệu chứng đau mỏi vùng đầu gối có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian dẫn đến giảm khả năng vận động từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Lời khuyên của Bác sĩ Khánh là ngay khi gặp một chấn thương đầu gối từ tại nạn, va chạm, té ngã… hoặc khi đau mỏi vùng đầu gối diễn ra một thời gian dài thì chúng ta cần tới khám bác sĩ ở những cơ sở uy tín để được chẩn đoán và đưa ra lời khuyên cụ thể.

Các triệu chứng đau mỏi vùng đầu gối có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống.

Vậy có cách nào để giảm đau mỏi khi gặp phải vấn đề đau mỏi vùng đầu gối không thưa bác sĩ?

Với các trường hợp chấn thương cần cố định khớp gối bằng đai cố định, nạng hoặc bó bột để giữ đầu gối ở đúng vị trí sẽ giúp làm lành chấn thương nhanh.

Một giải pháp khác là các loại thuốc thường được kê cho người bệnh bị đau khớp gối gồm: thuốc giảm đau (paracetamol, acetaminophen); thuốc chống viêm giảm đau không steroid (aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen); vitamin nhóm B liều cao; thuốc tiêm chứa corticosteroid; thuốc giãn cơ;... Tuy nhiên, các loại thuốc này tồn tại khá nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể nên bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân uống đúng liều và không sử dụng trong thời gian dài.

Với trường hợp tổn thương khớp gối nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành một trong các phương pháp phẫu thuật. Ngoài ra, liệu pháp laser mềm cũng cho kết quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý vùng đầu gối.

Bác sĩ có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về liệu pháp laser mềm được không ạ?

Bản thân Bác sĩ Khánh thời gian vừa rồi cũng gặp phải một chấn thương ở đầu gối và phải phẫu thuật dây chằng chéo trước. Bác sĩ sử dụng Laser mềm để phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn.

Bác sĩ Khánh chiếu laser mềm phục hồi đầu gối sau phẫu thuật dây chằng chéo trước.

Công nghê laser mềm được sử dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, và phục hồi các bệnh lý xương khớp trong đó có vùng đầu gối. Khi tia laser được chiếu qua da, sẽ tác động xuyên sâu tới các tổ chức mô, cơ, sụn, khớp làm tăng cường lưu lượng máu giúp giảm mức độ đau sau 1-3 tuần sử dụng; ngoài ra còn giúp tăng sản xuất enzyme S.O.D giúp chống sưng. Laser được ứng dụng nhiều trong việc tân tạo mạc máu, trẻ hóa tế bào bằng cách đẩy nhanh quá trình hình thành Collagen và Elastin, tái tạo sụn, khớp, gân,… Điều này rất có ích cho những người bị chấn thương, thoái hóa khớp gối, gout, viêm khớp dạng thấp,…

Công nghệ laser mềm giúp giảm đau và phục hồi xương khớp hiệu quả

Thưa bác sĩ, sử dụng laser mềm trong điều trị vùng đầu gối cần phải tới phòng khám, bệnh viện phải không ạ? Ngoài ra, có điều gì mà người bệnh cần lưu ý để sử dụng laser mềm một cách an toàn ạ?

Laser mềm có những dòng máy trị giá vài ngàn đô tới vài chục ngàn đô, được trang bị tại bệnh viện và phòng khám. Hơn một thập kỷ nay, các nhà khoa học tại Châu Âu đã phát minh ra máy laser mềm cầm tay B-Cure Laser, có thể sử dụng tại nhà với công suất và tác dụng tương đương.

Các cơ quan y tế như ISO, CE, Health Canada đã thông qua tính năng không cần kính che chắn khi sử dụng B-Cure Laser. Ngay cả người lớn, phụ nữ có thai và trẻ em dưới sự giám sát của người lớn cũng có thể sử dụng dễ dàng. Một điểm lưu ý là không chiếu thiết bị lên vùng mắt của người bình thường, không chiếu lên vùng mắt và vùng bụng của phụ nữ có thai.

Chị Hoàng Thu Hương, 55 tuổi bị thoái hóa khớp gối đi lại khó khăn, sau 2 tuần kiên trì chiếu B-Cure Laser tại nhà, chị đã đỡ đau mỏi và vận động linh hoạt hơn.

Người bệnh cần kiên trì, chiếu đúng điểm, đủ thời gian để có tác dụng tốt khi sử dụng laser mềm. Ngoài ra, chúng ta cần thực hành những thói quen tốt như giữ cân nặng hợp lý, tăng cường thực phẩm có vitamin D và collagen, chăm chỉ tập luyện thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, bơi lội, tập yoga, tránh vận động mạnh.

Vâng rất cảm ơn những chia sẻ quý báu của bác sĩ Khánh. Hi vọng qua buổi phỏng vấn ngày hôm nay, những người đang gặp vấn đề đau cổ vai gáy có thể hiểu hơn về tình trạng bệnh của mình cũng như tìm được phương pháp giảm đau hiệu quả.

Cùng tìm hiểu thêm về máy laser mềm cầm tay B-Cure Laser lại: https://bcurelaser.com.vn/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X