Điều trị viêm mũi dị ứng, thuốc nào hiệu quả chấm dứt triệu chứng và an toàn?
Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng chiếm từ 10-30% dân số, thậm chí là 40% ở trẻ em. Trong điều trị, quan trọng nhất là tránh dị ứng nguyên, vệ sinh mũi hàng ngày và dùng thuốc. Tùy tình trạng của người bệnh có thể sử dụng thuốc đơn thuần hoặc phối hợp. Hiện nay, thuốc kháng histamine thế hệ mới như Fexofenadine có nhiều ưu điểm, đó là tác dụng nhanh, khôngít gây buồn ngủ, chỉ sử dụng 1-2 lần/ ngày.
Đây là những thông tin được PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân - Trưởng khoa Liên chuyên khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cung cấp trong chương trình đào tạo y khoa liên tục trực tuyến liên quan đến cách tiếp cận, quản lý và những tiến bộ mới về thuốc kháng viêm, kháng histamin trong điều trị viêm mũi dị ứng vừa qua.
1. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến hơn 90% chất lượng cuộc sống
Viêm mũi dị ứng là một phản xạ dị ứng xảy ra tại mũi, do tiếp xúc với các dị ứng nguyên như: phấn hoa, bụi nhà hoặc lông chó mèo hoặc thú cưng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, học hành, khả năng làm việc và kinh tế vì chi phí y khoa điều trị tương đối cao.
PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân dẫn chứng một nghiên cứu năm 2000 cho thấy, tỷ lệ bị ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống lên đến 91,8%. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân đi gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh
“Các triệu chứng của bệnh có thể làm thay đổi khí sắc, giấc ngủ, gây mất tập trung. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi, giảm năng lượng vào ban ngày, suy giảm khả năng làm việc, nghẹt mũi, sổ mũi... Đối với trẻ em, đôi khi, viêm mũi dị ứng còn có thể khiến trẻ thay đổi hành vi, thái độ, đặc biệt là đang trong độ tuổi trưởng thành”.
Điều đáng lo là, hiện nay, tỷ lệ viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng. Nếu những năm 1926, tỷ lệ lưu hành của viêm mũi dị ứng chỉ chiếm khoảng 0,8% thì sau 20 năm con số này đã lên đến 20-30%.
Nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng viêm mũi dị ứng có khuynh hướng ngày càng gia tăng là do các vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tốc độ công nghiệp hóa ồ ạt, cũng như thói quen sinh hoạt trong đời sống hiện đại và sự xuất hiện của những dị ứng nguyên mới.
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, học tập, làm việc của người bệnh (Ảnh minh họa)
Biểu hiện viêm mũi dị ứng xảy ra ở các vùng: Tai mũi họng (ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi); Họng (ngứa họng, rát họng, ho); Mắt (ngứa mắt, xốn mắt, đỏ mắt hoặc chảy nước mắt).
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, viêm mũi dị ứng cũng là một trong những biểu hiện của bệnh dị ứng hay còn gọi là cơ địa Atopy (bệnh nhân có cơ địa dị ứng như dị ứng thức ăn cá biển, tôm, cua; trẻ em có thể dị ứng sữa qua biểu hiện lác sữa, chàm sữa, nổi mề đay). Người lớn hoặc trẻ lớn sẽ có các biểu hiện như viêm mũi dị ứng, hen, phế quản.
Do đó, PGS Trân nhấn mạnh, trước một bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên khai thác các triệu chứng của cơ địa dị ứng với 4 thể điển hình là: dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa, hen phế quản và viêm mũi dị ứng.
2. Người bệnh viêm mũi dị ứng làm sao để biết bệnh ở giai đoạn nào?
Theo PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân, viêm mũi dị ứng được phân thành 4 loại:
- Viêm mũi dị ứng gián đoạn từng đợt: thời gian xảy ra triệu chứng dưới 4 ngày/tuần.
- Viêm mũi dị ứng dai dẳng: thời gian xảy ra triệu chứng hơn 4 ngày/tuần.
- Nhẹ: các triệu chứng ít/không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Trung bình - nặng: bệnh nhân bị mất ngủ, nghẹt mũi, sổ mũi gây ảnh hưởng đến quá trình học và làm việc.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học đã có những ứng dụng công nghệp giúp người bệnh tự đánh giá mức độ khó chịu do bệnh lý viêm mũi dị ứng. Thông qua phần mềm này, người bệnh sẽ đánh giá bằng thang điểm VAS với mức điểm dao động từ 0-10. PGS Trân hướng dẫn cụ thể:
- 0-2: bệnh nhân có cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- 3-5: bệnh nhân có cảm giác hơi khó chịu.
- 6-8: bệnh nhân khó chịu, nghẹt mũi, đau nhức vùng mũi mặt.
- 9-10: bệnh nhân rất khó chịu.
PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân nói: “Qua đánh giá bằng thang điểm VAS giúp phân tầng điều trị. Theo đó, VAS < 5/10 là mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần điều trị với một loại thuốc, ví dụ như chỉ cần sử dụng kháng histamin uống trong 48-72 giờ. Nếu VAS ≥ 5/10 tức là mức độ nặng, bệnh nhân phải điều trị sớm và phối hợp với nhiều loại thuốc.
Tuy nhiên, nếu sau 48 giờ theo dõi mà thang điểm VAS vẫn lớn hơn mức 5/10, tức diễn tiến xấu hơn, không đáp ứng điều thì người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi trong vòng 7-14 nữa. Nếu thang điểm VAS giảm xuống dưới mức 5/10 thì bệnh nhân có thể giảm liều điều trị. Ngược lại, nếu diễn tiến xấu hơn thì bệnh nhân cần phải đi khám tại chuyên khoa phù hợp”.
Vị chuyên gia này hướng dẫn thêm, với phương pháp này có thể tối ưu hóa điều trị và cá thể hóa từng người bệnh. Việc đánh giá bằng thang điểm VAS hằng ngày được thực hiện bởi chính người bệnh và cần được kết nối với bác sĩ gia đình để theo dõi tình trạng bệnh, qua đó giúp quyết định việc điều trị tiếp theo. Trong những trường hợp điều trị nhưng diễn tiến xấu hơn có thể bệnh nhân có bệnh lý phối hợp, chẳng hạn như: viêm mũi, viêm xoang, bệnh lý về hệ tim mạch, bệnh lý về hen phế quản.
Điều tiên quyết trong điều trị viêm mũi dị ứng là tránh dị ứng nguyên, song điều này lại rất khó thực hiện (Ảnh minh họa)
Để điều trị viêm mũi dị ứng, cần tránh dị ứng nguyên, rửa mũi bằng nước muối, nước biển sâu cùng với đó là sử dụng thuốc. Ở giai đoạn sớm sử dụng thuốc kháng histamin giúp ngăn chặn sự phóng thích histamin hoặc các triệu chứng mà histamin gây ra. Ở giai đoạn muộn, sử dụng các thuốc kháng viêm khác như corticoids hoặc thuốc bền vững tế bào mast, thuốc đối kháng Leukotriene, thuốc co mạch, thuốc kháng giao cảm. Biện pháp sau cùng để điều trị viêm mũi dị ứng miễn dịch trị liệu.
“Theo ARIA, trong viêm mũi dị ứng, điều trị xuyên suốt cần bao gồm tránh dị ứng nguyên và điều trị triệu chứng bằng thuốc. Trong đó, dùng thuốc kháng histamin cũng là một biện pháp điều trị xuyên suốt cho tất cả các dạng viêm mũi dị ứng viêm nhẹ đến trung bình - nặng” - PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân cho biết.
3. Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, loại nào hiệu quả?
Lựa chọn được thuốc điều trị viêm mũi dị ứng sẽ giúp việc điều trị mang lại kết quả tối ưu cho người bệnh.
PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân dẫn chứng, khi so sánh hiệu quả tác động của các nhóm thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, kết quả là trong khi thuốc chống sung huyết chủ yếu chỉ giải quyết được vấn đề sung huyết mũi (tức làm bớt nghẹt mũi, nhưng không làm giảm các triệu chứng khác như: ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi) thì nhóm thuốc kháng histamin dạng uống hoặc dạng xịt mũi sẽ tác động và làm giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, sung huyết mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa và các triệu chứng ở mắt một cách rõ rệt.
Như vậy, có thể thấy, thuốc kháng histamin uống và thuốc kháng histamin dạng xịt sẽ tác động tương đương nhau. Song về thời gian khởi phát tác dụng, thuốc kháng histamin uống có tác dụng nhanh trong vòng khoảng 1 giờ, bởi có thể tác động trực tiếp lên pha sớm. Còn kháng histamin dạng xịt tác động nhanh trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên, corticoids dạng xịt sẽ tác động sẽ muộn, tác dụng trong khoảng 12 giờ sau khi xịt.
Về thời gian tác động kéo dài, PGS Trân cho biết thêm, thuốc kháng histamin uống có thể kéo dài từ 12-24 giờ. Đối với những thuốc tác động trong 12 giờ thì bệnh nhân sẽ cần uống 2 lần/ngày, riêng với những thuốc tác động trong vòng 24 giờ thì sẽ uống 1 lần/ngày. Với corticoids xịt mũi, thời gian tác động có thể kéo dài từ 12-48 giờ. Vì vậy, bệnh nhân có thể cần phải xịt mũi từ 1-2 lần/ngày.
Trước đây, thuốc kháng histamin thế hệ 1 (thế hệ cũ) có hiệu quả giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng nhưng lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Hiện nay, thuốc kháng histamin thế hệ 2 (thế hệ mới) đã khắc phục được nhược điểm này, ít gây buồn ngủ và vẫn có tác dụng trên các triệu chứng giảm ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi cho người bệnh. “Do đó, nên lựa chọn những loại thuốc ít tác dụng phụ hoặc không có tác dụng gây buồn ngủ sẽ giúp người bệnh cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn” - PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân khuyến cáo.
Telfor giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng, chỉ 1 viên là có tác dụng kéo dài cả ngày mà ít gây buồn ngủ
Trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2, chuyên gia đánh giá cao Fexofenadine (Telfor). Sở dĩ hoạt chất này nhận được sự tín nhiệm là bởi, một công trình nghiên cứu 2021 so sánh giữa thuốc Fexofenadine với giả dược cho thấy, việc sử dụng thuốc Fexofenadine với hàm lượng 180mg giúp giảm rõ rệt các triệu chứng như ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi…
Nhìn chung, Fexofenadine giúp giải quyết tất cả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mà lại ít gây ra tác dụng phụ buồn ngủ. Hơn nữa, Fexofenadine, cụ thể là Telfor - sản phẩm đạt tiêu chuẩn Nhật Bản JAPAN GMP của DHG Pharma (công ty dược hàng đầu Việt Nam) có nhiều hàm lượng, từ 60mg, 120 mg và 180mg rất dễ lựa chọn và sử dụng.
PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân chia sẻ: “Đối với thầy thuốc, bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân, việc lựa chọn một loại thuốc để sử dụng là rất quan trọng bởi phải đảm bảo thuốc trị đúng bệnh, dễ tuân thủ điều trị (chẳng hạn như thuốc sử dụng 1 lần/ngày rất lý tưởng bởi bệnh nhân sẽ không bị quên thuốc), đồng thời đem lại hiệu quả, giải quyết được các triệu chứng và an toàn, ít tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất chính là chất lượng của thuốc. Cuối cùng, loại thuốc đó phải đảm bảo về mặt kinh tế”.
Bên cạnh đó, chuyên gia hướng dẫn, để đảm bảo an toàn cũng cần đánh giá chất lượng thuốc theo tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn sản xuất kép). Một số tiêu chuẩn thường gặp như: CGMP (thực hành sản xuất tốt), EU GMP, JAPAN GMP và WHO GMP.
Trong đó, JAPAN-GMP cũng là một trong những tiêu chuẩn chất lượng đầu tay khi quyết định kê thuốc. Trên thực tế, JAPAN-GMP thường yêu cầu kiểm soát và đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt hơn so với các nước phương Tây (theo Pacific Bridge Medical (PBM) để đưa ra sản phẩm tốt nhất. Do vậy, về lý thuyết, JAPAN-GMP tương đương EU GMP của châu Âu, CGMP của Hoa Kỳ.
Như vậy, PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân nhấn mạnh: “Đối với bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân có thể tìm đến các nhà thuốc để mua những loại thuốc thuốc bán không cần kê đơn (OTC). Nếu bệnh nhân thấy cải thiện (dựa trên thang điểm VAS) thì có thể tiếp tục dùng. Nếu đã sử dụng các thuốc OTC mà bệnh nhân không cải thiện thì phải tìm đến bác sĩ để được thăm khám và đánh giá lại. Trong trường hợp bệnh nhân đáp ứng thì tiếp tục điều trị 7-14 ngày, nếu không đáp ứng thì phải chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng”.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình