Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM
Xử trí thế nào nếu đã uống thuốc hạ sốt nhưng em bé vẫn co giật?
Câu hỏi
Thưa BS xin hỏi:
Một số cha mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn bị co giật. Ta cần xử trí như thế nào?
Trả lời
Sốt co giật thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi
Chào bạn,
Thứ nhất, nếu bé từng bị co giật do sốt thì khi bé bị nóng, cha mẹ cần phải cặp nhiệt độ. Nếu trẻ bị sốt thì cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc, không đợi khi trẻ sốt cao mới dùng thuốc, vì bản thân trẻ đã có tiền căn rồi.
Thứ hai, khi trẻ bị co giật do sốt thì cha mẹ cần giữ bình tĩnh. Cha mẹ cần cho trẻ nằm nghiêng trong một phòng thoáng, nhét thuốc vào hậu môn. Phải cởi quần áo cho trẻ và sử dụng nước thường dùng để lau cho em bé trong thời gian chờ thuốc hạ sốt có tác dụng.
Một số phụ huynh sợ em bé cắn lưỡi nên sẽ thọc tay vào miệng nhưng vô tình sẽ làm bé cắn lưỡi. Tỷ lệ trẻ bị co giật dẫn đến cắn lưỡi rất thấp, cho nên không cần làm gì để ngăn chặn việc cắn lưỡi.
Không nên ôm chặt đứa bé, ôm sẽ không có tác dụng gì nhưng sẽ khiến trẻ bị co giật thêm.
Nói chung, phụ huynh nên để trẻ nằm nghiêng một bên, lau mát, nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn. Thuốc nhét hậu môn cần có sẵn, nếu đợi đến khi trẻ bị sốt co giật mới đi mua thì sẽ chậm trễ.
Viên thuốc nhét hậu môn phải để trong tủ lạnh mới đủ cứng để nhét vào. Trong tủ phải có thuốc hạ sốt bởi vì trẻ chưa sốt đến mức co giật nhưng có tiền căn thì phải cho bé uống thuốc hạ sốt.
Một hay hai cơn co giật do sốt sẽ không ảnh hưởng đến não, cha mẹ cần giữ bình tĩnh.
Một số cha mẹ vắt chanh vào miệng của trẻ, nếu trẻ sặc nó sẽ khiến dịch đi vào trong phổi gây viêm phổi, suy hô hấp. Thông thường, co giật do sốt sẽ tự ổn định và không ảnh hưởng nhiều đến não.
Trích từ GLTT của AloBacsi: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật, phòng tránh thế nào?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình