Hotline 24/7
08983-08983

Viêm gan B 10 năm chưa uống thuốc, điều trị thế nào?

Câu hỏi

Em xin chào bác sĩ, Năm nay em 32 tuổi, cao 1m60, nặng 63kg, bị viêm gan B đến nay đã được 10 năm rồi ạ. Hằng năm em có đi khám sức khỏe về siêu âm và men gan các chỉ số bình thường. Bác sĩ có tư vấn là virus đang hoạt động và đang nhân lên nhưng chưa cần uống thuốc. Vừa rồi em có đi khám lại, kết quả xét nghiệm men gan đã tăng lên gấp 6 lần (các kết quả xét nghiệm như file đính kèm). Hiện tại em rất lo lắng và hoang mang. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ về bệnh tình của em cũng như phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Em cảm ơn nhiều ạ!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương




Ảnh do bạn đọc cung cấp
Chào bạn,

Viêm gan siêu vi B nếu bùng phát trở lại có thể làm cho men gan tăng cao, làm suy giảm chức năng gan nhanh chóng nên cần điều trị tích cực với các thuốc kháng virus. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều loại thuốc khác hoặc sử dụng rượu bia quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây viêm gan.

Do đó, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Gan Mật để xác định nguyên nhân tăng men gan, nếu tải lượng virus cao, không còn nguyên nhân nào khác giải thích được thì rất có thể là do siêu vi B đang hoạt động và gây bệnh, cần điều trị thuốc kháng virus kéo dài để phòng tránh các biến chứng xơ gan, ung thư gan do virus gây ra bạn nhé!

Thân mến.
Mời bạn tham khảo thêm:

Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.

Viêm gan B lây qua đường nào?

- Lây qua đường máu

Kim hoặc ống tiêm không được khử trùng kĩ càng có thể chứa vi rút viêm gan B từ người bệnh và lây truyền sang người khỏe mạnh khi sử dụng chung hoặc vô tình để kim tiêm chạm vào vết thương hở.

- Truyền từ mẹ sang con

Các bà mẹ mang trong mình vi rút viêm gan B thì con sinh ra có khả năng mắc bệnh rất cao. Vì vậy cần phải có các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sau sinh thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con sẽ giảm. Lưu ý tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sau khi sinh 24h sẽ giảm khả năng trẻ bị nhiễm bệnh từ mẹ.

- Lây qua vết thương hở

Nếu trên cơ thể bạn có vết thưởng hở và để nó vô tình tiếp xúc với người nhiễm vi rút viêm gan B thì khả năng mắc bệnh sẽ khá cao.

- Lây qua quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục là một trong những con đường ngắn nhất để lây lan viêm gan B. Chính vì vậy khi chồng hoặc vợ bị mắc bệnh viêm gan B cần đi khám và tiêm phòng kịp thời tránh lây nhiễm viêm gan B. Tránh quan hệ tình dục bừa bãi và không sử dụng biện pháp an toàn.

Đó là những con đường viêm gan B có thể lây còn những con đường như qua ăn uống, giao tiếp hay nước bọt hoàn toàn không có nghiên cứu nào chứng minh khả năng lây bệnh. Vì vậy nếu bạn sống chung với người bị viêm gan B không nên quá kì thị hay lảng tránh sẽ khiến người bệnh mặc cảm.

Khi hiểu rõ được viêm gan B lây qua đường nào sẽ giúp bạn có thể đề phòng tốt nhất để bảo vệ bản thân.

Viêm gan B được ngăn ngừa thế nào?

Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng ngừa viêm gan B qua 3 liều trong năm đầu đời. Gần đây, một số quốc gia đã sử dụng một loại vắc xin kết hợp ngăn ngừa cả bệnh bạch cầu, uốn ván, ho gà và viêm gan B.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X