Hotline 24/7
08983-08983

Thoái hóa khớp do thói quen vặn cổ, bẻ ngón tay?

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Em là nam, 26 tuổi, làm việc văn phòng nên rất hay bị mỏi cổ và các khớp ngón tay, vì vậy em thường có thói quen vặn cổ hoặc bẻ ngón tay khi mỏi.

Nhưng mới đây em đọc báo thấy nói làm vậy sẽ dễ gây thoái hóa khớp, nên em rất hoang mang lo lắng, mong bác sĩ cho em lời khuyên ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan

ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan

Trưởng đơn vị Chuyển hóa cơ xương khớp - Trung tâm Nghiên cứu y sinh học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

vặn cổ

Vặn cổ có thể làm sai lệch cấu trúc cột sống cổ

Chào bạn,

Mọi người thường có thói quen bẻ ngón tay. Trước đây có quan niệm rằng bẻ khớp tay kêu làm tổn hại khớp và nguy cơ đưa đến bệnh lý thoái hóa khớp về sau. Tuy nhiên, bằng chứng từ các nghiên cứu gần đây cho kết quả hoàn toàn khác, tức là cơ chế phát ra tiếng kêu chỉ xảy ra ở những khớp có hoạt dịch, tức là có khoảng trống để chứa hoạt dịch, và cơ chế này do sự vỡ của các bóng khí khi thay đổi áp lực trong khớp.

Quan trọng hơn nữa, bẻ ngón tay hoàn toàn không có nguy hại cho người thực hiện và không có mối tương quan với bệnh lý thoái hóa khớp về sau.

Tuy nhiên, ngược lại với bẻ ngón tay, cấu trúc cột sống cổ không phải khớp hoạt dịch mà là khớp xương, chỉ có những đốt sống và dây chằng gân cơ. Tiếng động phát ra khi vặn cổ mạnh là do các dây chằng gân cơ dãn ra đột ngột và cọ xát vào vùng xương. Khi vặn cổ quá mạnh sẽ làm sai lệch cấu trúc cột sống cổ và có thể đưa đến những hậu quả nguy hiểm.

Trong cột sống của chúng ta, bên cạnh thần kinh còn có mạch máu nuôi não, khi vặn cổ quá mạnh làm nghẽn mạch máu lên não đột ngột và có thể gây tai biến mạch máu não. Trong những trường hợp nhẹ hơn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc, trong đó có cấu trúc dây chằng gân cơ cũng như cấu trúc đĩa đện, đưa đến thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa khớp về sau.

Do đó, động tác vặn cổ không được khuyến cáo và nên hạn chế thực hiện. Nếu bị mỏi cổ, thay vì vặn đột ngột để phát ra tiếng động thì nên làm những động tác nhẹ nhàng như cúi xuống, ngửa lên, nghiêng phải, nghiêng trái, xoay phải, xoay trái để giảm tình trạng mỏi cổ mà không có hại.

Thân mến.

(Trích từ GLTT ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan: Đeo đai chống gù có cải thiện tình trạng "bà còng"?)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X