Hotline 24/7
08983-08983

Những bệnh lý ảnh hưởng việc phát triển chiều cao của trẻ?

Câu hỏi

Những bệnh lý nào có thể ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của trẻ? Bác sĩ có thể hướng dẫn các dấu hiệu nhận biết để cha mẹ đưa con đi khám và điều trị kịp thời không ạ?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

- Bệnh do di truyền từ cha mẹ

- Bệnh mãn tính như hen suyễn,…

- Thiếu máu khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, giảm trí thông minh, hạn chế các chức năng vận động,… làm trì hoãn hoặc ngưng phát triển về chiều cao và cân nặng. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị, đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ quá trình tái tạo máu trong cơ thể.

Thiếu hụt hormone tăng trưởng

Sự suy giảm hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp hay thời gian ngủ nghỉ không phù hợp tác động tiêu cực đến quá trình sản sinh ra các hormone tăng trưởng GH (Growth Hormone) và IGF-I (Insulin – like Growth Factor 1) – hai yếu tố quan trọng trong hình thành và tăng trưởng xương.

Việc bổ sung hormone tăng trưởng kết hợp điều chỉnh đồng hồ sinh học sẽ giúp cho quá trình giải phóng hormone ở cơ thể trẻ đạt hiệu quả cao.

Chậm phát triển chiều cao cũng là đặc điểm của các hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể khi trẻ ở giai đoạn bào thai như hội chứng Down, hội chứng Turner, hội chứng Cushing,… Sự bất thường ở cấu tạo nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và các điều tiết trong cơ thể.

Những sang chấn tâm lý khi trẻ bị bạo hành, ngược đãi, lạm dụng,… trong quá khứ sẽ ám ảnh và ức chế quá trình tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Trẻ con cần được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường lành mạnh để đạt được sự tăng trưởng tốt .

Khi dậy thì sớm, các hormone kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh nhưng sau đó các đầu xương nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục tăng trưởng thêm nữa.Nhiều trẻ có giai đoạn dậy thì sớm thường không cao bằng các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể cải thiện chiều cao bằng cách tăng cường các vận động kích thích xương và đảm bảo sự cân bằng trong dinh dưỡng, sinh hoạt.

Loạn sản sụn là rối loạn phát triển xương gây ra bởi một đột biến di truyền hiếm gặp. Đột biến gen này phần lớn khiến trẻ mắc các bệnh còi cọc và bị biến dạng xương ảnh hưởng đến chiều cao.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ nhỏ chỉ sau di truyền. Các khoáng chất như protein, canxi, phospho, sắt, vitamin D3, vitamin A, kẽm… là những yếu tố kích hoạt, hỗ trợ các chức năng điều hành hoạt động và trao đổi chất trong cơ thể. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến thấp còi, hệ miễn dịch bị suy giảm, kém tập trung,…

Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đa dạng dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày.Chế độ ăn giàu canxi sẽ rất tốt cho hệ xương của trẻ nhưng cần có sự hỗ trợ của vitamin D3 để giúp trẻ hấp thu tốt canxi và phospho tại ruột, làm tăng hiệu quả gắn canxi vào xương, từ đó thúc đẩy hệ xương tăng trưởng, phát triển chiều cao tối đa.

Thường xuyên cho trẻ ăn đồ ngọt, uống nước có gas, ăn no trước khi ngủ, đi ngủ muộn,… làm tăng bài tiết các khoáng chất, đặc biệt là canxi ra ngoài cơ thể, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình điều tiết hormone tăng trưởng chiều cao khiến trẻ chậm lớn.

Việc hạn chế các thói quen không lành mạnh là cần thiết đối với giai đoạn trưởng thành của trẻ nhỏ. Đa phần các trường hợp chậm tăng trưởng đều có thể khắc phục được nếu cha mẹ phát hiện sớm và điều trị đúng nguyên nhân cũng như hạn chế tối đa các tác nhân chủ quan. Dành nhiều thời gian cho con cũng là cách để phụ huynh có thể nhận biết được nhịp độ tăng trưởng của con và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:

>>Môn thể thao nào giúp trẻ tăng chiều cao?

>>Khi nào nên bổ sung canxi hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ?

Sự tăng trưởng của trẻ em chậm lại sau 5 đầu đời và tăng lên theo từng thời kỳ. Cho đến khi con bạn đến tuổi vị thành niên, tỷ lệ tăng trưởng của bé gái tăng lên nhanh chóng khi con bước vào độ tuổi 8 đến 13, đối với bé trai thì con sẽ tăng chiều cao trong khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Ngoài ra, bạn vẫn có thể cải thiện chiều cao dù đã quá tuổi nếu biết cách kết hợp chế độ dinh dưỡng và các bài tập thể dục hợp lý.
Để đảm bảo rằng bé đạt được chiều cao và cân nặng phù hợp, bố mẹ cần phải hiểu rõ sự phát triển chiều cao của trẻ và dạy con những thói quen sống lành mạnh trong giai đoạn phát triển. Mỗi đứa trẻ phát triển ở một tốc độ khác nhau và ngưng cao thêm sau tuổi dậy thì.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X