Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Nhiễm Hp, viêm niêm mạc dạ dày có điều trị được không?
Câu hỏi
Tôi bị viêm niêm mạc dạ dày mạn tính hoạt động nhẹ, dị sản ruột, Hp (+). Tôi muốn hỏi có nguy hiểm lắm không, có điều trị được không? Tôi điều trị thuốc dạ dày 5-6 tháng rồi chưa khỏi. Liệu bệnh của tôi có thể điều trị đứt điểm được không?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Helicobacter pylori (Hp) là một trực khuẩn Gram âm, hình cong hoặc hình chữ S, thường cư trú ở trong lớp nhầy của dạ dày. Nhiễm vi khuẩn Hp thường là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, viêm mạn tính, dị sản, ung thư dạ dày.
Do đó, khi phát hiện có nhiễm Hp và có triệu chứng viêm loét dạ dày - tá tràng, cần tiến hành điều trị sớm và triệt để bằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid. Bác sĩ không rõ sau khi tiệt trừ Hp bạn đã được ngưng thuốc 1 tháng để kiểm tra lại hay chưa.
Nếu chưa thì nên đề cập vấn đề này trực tiếp với bác sĩ điều trị để đánh giá hiệu quả tiệt trừ vi khuẩn, cũng như lên kế hoạch nội soi kiểm tra định kỳ xem xét sang thương viêm mạn và dị sản có tiến triển tích cực hơn hay không bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>>Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày?
>>Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn uống như thế nào?
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi; tuy nhiên thường gặp nhiều nhất là đối tượng từ 30 – 35 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là triệu chứng đau vùng thượng vị (trên rốn), tùy từng trường hợp sẽ đau âm ỉ hay đau dữ dội. Nếu bị viêm loét dạ dày thông thường sẽ đau bụng sau khi ăn no, còn nếu bị loét tá tràng thì thường đau khi đói. Ngoài đau thượng vị, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện khác kèm theo như ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn, táo bón.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình