Bác sĩ nha khoa - Đang du học University of Colorado School of Dental Medicine
Làm sao chữa tật nghiến răng hiệu quả?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Cách đây hơn 6 tháng em bắt đầu bị nghiến răng khi ngủ, đó là sau thời gian mẹ em nằm viện. Trước đó thì em cũng có nghiến nhưng không nhiều, không lâu và không gây đau. Còn 6 tháng gần đây em thức dậy với cảm giác đau 2 hàm lan lên đến hai bên thái dương. Có khi làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn sáng. Trong khi ngủ buổi tối, trước khi ngủ em luôn thư giãn 2 hàm, nhưng luôn cảm thấy mạch máu đang chạy trong nướu của 2 hàm. Hiện tại em có ngậm dụng cụ chống nghiến răng khi ngủ, là 2 miếng nhựa mềm dẻo cho những răng trong cùng. Em nhận thấy vết nghiến trên đó rất rõ, và bên phải mạnh hơn bên trái. Nghiến răng gây đau hàm và gương mặt em hai bên má có vẻ tròn hơn, gây đau đầu ảnh hưởng đến công việc và em phải dùng thuốc giảm đau như Panadol. Em xin cách chữa nghiến răng thế nào hiệu quả ạ? Em cũng đã tham khảo trên mạng nhưng vẫn chưa hết. Em xin cảm ơn rất nhiều! (Minh Yến, nữ, 25 tuổi)
Trả lời
Bạn Yến thân mến,
Có khá nhiều lý do có thể dẫn đến nghiến răng, ví dụ như khớp cắn của bạn có vấn đề, hoặc trong cơ thể đang có 1 vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng ở đâu đó cũng dẫn đến nghiến răng, và quan trọng nhất là stress.
Nói chung bất cứ một thay đổi theo chiều hướng xấu đi của cơ thể, về cả thể chất lẫn tinh thần đều có thể dẫn đến nghiến răng. Theo thư bạn thì tôi nghĩ việc mẹ bạn nhập viện chính là 1 trong những nguyên do chính khiến bạn quá căng thẳng mà khởi phát việc nghiến răng.
Hiện tại ngoài việc đeo máng nhai, bạn nên thư giãn càng nhiều càng tốt như tắm nước nóng buổi tối, trước khi ngủ uống sữa ấm, ngâm chân nước ấm, nghe nhạc thư giãn (kiểu nhạc trong các spa hay mở) hoặc ngay cả nghe kinh nếu bạn có theo tôn giáo.
Ngoài ra bạn nên đến BV RHM hoặc khoa RHM ĐH Y Dược để kiểm tra xem mình có vấn đề nào khác như vấn đề về khớp cắn hay không. Đây là những nơi duy nhất khám về vấn đề này ở TPHCM.
Nghiến răng lâu ngày sẽ dẫn đến rất nhiều rối loạn về khớp sau này gây biến dạng khớp, dẫn đến đau đớn kéo dài, mỏi, dễ trật khớp, không há miệng lớn được (kẹt hàm)... vì vậy bạn nên đi khám và điều trị sớm nhé!
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình