-
Ê buốt răng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, ê buốt răng có thể ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Tình trạng ê buốt răng chắc chắn ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày, tuy nó không phải bệnh lý liên quan đến sinh tồn. Điển hình bệnh nhân không thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn với những hoạt động cơ bản, ví dụ ăn kem, uống nước lạnh, hít thở không khí lạnh…, lâu ngày làm giảm chất lượng cuộc sống, dẫn tới stress và ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc và mối quan hệ xã hội.
Thông thường, bệnh nhân có xu hướng tự cam chịu với tình trạng ê buốt bằng cách từ bỏ ăn, uống một số loại thực phẩm làm họ đau, buốt khi ăn; hoặc sẽ thay đổi thói quen ăn như nhai chậm, cắn thành miếng nhỏ, hạn chế chạm vào răng đau… nhưng tất cả chỉ là giải pháp tạm thời.
Nếu tình trạng ê buốt răng kéo dài có thể dẫn đến 2 hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Khi bị ê buốt bạn ăn ít lại sẽ không đủ chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. Về tâm lý, khi cảm thấy đau, buốt bệnh nhân có thể bị mất ngủ, lo âu, ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt. Ê buốt răng sẽ không có tác động, hậu quả ngay lập tức nhưng nếu kéo dài và âm ỉ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Đây còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, rối loạn khớp cắn, mòn răng…
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>>Vì sao răng ê buốt, khó chịu sau 3 tháng hàn do sâu?
>>Răng ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh dù đã trám, liệu có bị viêm tủy?
Để điều trị răng ê buốt, nha sĩ có thể đưa ra lời khuyên sử dụng loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp được đặc chế cho răng nhạy cảm - đó là kem đánh răng giảm ê buốt.
Loại kem đánh răng này làm cho răng giảm ê buốt nếu bạn chải răng hai lần một ngày. Bên cạnh đó, kem loại này cũng có chứa fluor giúp bảo vệ răng và chống lại sâu răng. Ngoài ra, cũng có những hướng điều trị răng ê buốt khác mà nha sĩ hoặc chuyên viên răng miệng có thể thực hiện ngay tại phòng nha.
Những hướng điều trị này bao gồm thoa fluor và keo dán lên răng, trám răng nếu bề mặt răng bị hư hại nhiều, và cũng có thể dùng tia laser đặc trị.
BS Hồ Lê Bảo Ân - Giám đốc y khoa Trung tâm Nha Khoa A&K Dental
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình