Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị triệu chứng hôi miệng như thế nào?

Câu hỏi

Kính chào các BS, Cháu năm nay 35 tuổi, cách nay khoảng 1 năm, cháu bị hôi miệng nhưng cháu không hề biết mình bị hôi miệng. Ban đầu có vẻ hôi nhẹ, sau nặng hơn, cách 3-4m vẫn nghe mùi, nhất là khi nói to, bản thân cháu cảm nhận được. Hôi miệng kéo dài cả ngày và không có lúc nào không hôi. Cháu thực sự rất buồn và khổ tâm, công việc lại phải giao tiếp nhiều mà không dám nói, vì thế mà kết quả đi xuống, cháu cũng ngại giao du, và vì thế mà cuộc sống trở nên buồn chán vô cùng. Cháu đã đi khám nhiều nơi về các chuyên khoa có liên quan: dạ dày, tá tràng, xoang mũi, răng lợi. Kết quả là: - Dạ dày: trào ngược độ A. - Tai mũi họng: Ok. - Răng: Ok nhưng lưỡi cháu luôn có bợn vàng dày, ngày nào cũng đánh lưỡi bằng bàn chải lưỡi 2 lần mà vẫn có bợn. BS cho cháu hỏi: Với mức độ hôi miệng khủng khiếp như cháu thì khả năng cao nhất là bị làm sao, hoặc từ bộ phận nào để cháu đi khám chuyên sâu? Cháu đã khám dạ dày 3 lần ở những BV lớn, lần nào cũng kết luận trào ngược độ A (test HP 1 lần kết luận (+), 2 lần (-); 2 lần kết luận tâm vị bình thường, 1 lần kết luận hở tâm vị). Cháu uống nhiều đợt thuốc trào ngược, đến nay cảm giác trào ngược đã đỡ 90%, ăn uống tốt, tiêu hóa tốt nhưng hôi miệng vẫn như cũ. Kết quả nội soi gần nhất ngày 01/3/2018 thì tâm vị dạ dày bình thường. Cháu nên đi khám ở đâu và báo bệnh như thế nào để được tầm soát tất cả các nguyên nhân có thể ạ? - Trào ngược dạ dày thực quản độ A (đã điều trị 1 năm) - Cách đây 20 năm bị hôi miệng 1 thời gian ngắn, nhưng nhẹ, sau đó khỏi - Xét nghiệm máu 2 lần/năm các chỉ số bình thường; HP dạ dày (+) - Thuốc đã uống: Nexium, Thuốc dạ dày chữ Y, kháng sinh kết hợp diệt HP. - Biểu hiện: lưỡi đóng bợn vàng. Cháu vô cùng mong thư của BS. Cháu chân thành cảm ơn!

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Hôi miệng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hôi miệng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Ba nguyên nhân thường gặp nhất gây nên hôi miệng là bệnh lý tai mũi họng, bệnh của răng và nha chu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Hiện tại có thể thấy tình trạng hôi miệng và khô miệng của bạn có liên quan rất nhiều đến bợn vàng ở lưỡi. Đây là môi trường thích hợp để vi khuẩn gây mùi phát triển, rêu lưỡi cũng gây ra khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng nặng nề hơn.

Nếu đã điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ổn định, bạn có thể áp dụng những cách sau để hạn chế hôi miệng:

- Tránh uống các thức uống có gas, thức uống nhiều đường (nước ngọt, nước tăng lực…) vì đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển - nếu có, bạn cần phải đánh răng ngay trong vòng 15 phút sau uống để phòng ngừa rêu lưỡi và hôi miêngj, tránh hút thuốc lá, uống trà, café, bia rượu, sữa, các thức ăn chua, cay hoặc quá nhiều gia vị (hành, tỏi…)

- Nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vệ sinh lưỡi đặc biệt là mặt trên của lưỡi, sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng ngăn không cho vi khuẩn phát triển. Sử dụng nước súc miệng, và sau mỗi lần ăn uống hoặc đánh răng nên súc miệng lại bằng nhiều nước, khò kĩ.

- Bạn nên khám lại chuyên khoa Răng hàm mặt để đánh giá lại tình trạng răng, nếu có răng mọc lệch, răng khôn gây khó chăm sóc sức khoẻ răng miệng thì nên xử trí sớm. Cạo vôi răng định kỳ, theo chỉ định của nha sĩ.

- Uống nhiều nước, uống nước thường xuyên để rửa trôi các phân tử gây mùi và vi khuẩn có trong khoang miệng, nhai kẹo cao su có thể hạn chế khô miệng.

Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh hôi miệng là tình trạng sức khỏe phổ biến, gần như bạn có thể bắt gặp ít nhất 1 hay 2 người mắc chứng hôi miệng, thậm chí chính mình cũng có bệnh mà không biết. Việc nhai kẹo cao su bạc hà hay xịt thơm miệng cũng chỉ là biện pháp tạm thời và không thể giúp bạn giải quyết vấn đề triệt để.

Trong phần lớn các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi khi bạn thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng như đánh răng thường xuyên hơn, đặc biệt là ở nướu và lưỡi, dùng chỉ nha khoa và uống nhiều nước hơn. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, bạn hãy đến gặp nha sĩ để tìm ra nguyên nhân sâu xa.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu hôi miệng do tình trạng sức khỏe khác gây ra, bạn chỉ cần điều trị nguyên nhân để hết hôi miệng. Nha sĩ sẽ chỉ định nước súc miệng và kem đánh răng kháng khuẩn để làm giảm vấn đề hôi miệng.

Để tránh hôi miệng, bạn nên áp dụng thói quen vệ sinh răng miệng như đánh răng ngay sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn lấy hết những mảnh thức ăn dính trong các kẽ răng mà mình không thể loại bỏ bằng đánh răng. Bạn cũng đừng quên vệ sinh lưỡi khi chải răng vì đây là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện hơi thở cũng như sức khỏe nói chung:

- Không hút thuốc;
- Uống nhiều nước;
- Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt;
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa đường;
- Tránh một số thức ăn gây mùi như hành tỏi;
- Thay bàn chải lông mềm 3 hoặc 4 tháng một lần sau khi sử dụng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X