Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị phình giáp như thế nào BS ơi?

Câu hỏi

Thưa BS, Em năm nay 22 tuổi, tuyến giáp to thùy phải, kích thước eo 4mm. Thùy phải dày d = 35mm, có nhân echo hỗn hợp kt = 25*25*27 mm, chia thùy có nốt vôi d = 1mm, không thấy bắt màu. Thùy trái bình thường. Sau khi đi sinh thiết (xét nghiệm) thì kết luận: chỉ thấy chất keo và hồng cầu => phình giáp. Vậy em có bị nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Phình giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Phình giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Hiện tại các kết quả xét nghiệm và sinh thiết nhân giáp chưa có dấu hiệu nghi ngờ ác tính, nếu chức năng tuyến giáp bình thường thì bệnh không cần điều trị nếu không gây triệu chứng khó chịu.

Em cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm mỗi 3-6 tháng hoặc theo lịch hẹn của BS chuyên khoa Nội tiết em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Bệnh phình giáp uống thuốc khỏi không?

>> Bệnh phình giáp nên mổ hay uống thuốc, thưa BS?

Phình tuyến giáp là hiện tượng mô tuyến giáp phát triển vượt quá mức cho phép, khiến vùng cổ bệnh nhân phình to bất thường, gây khó chịu, vướng víu cổ họng, khó thở, khó nuốt,...ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như thẩm mĩ của người bệnh.

Hầu hết khối u gây ra bệnh phình tuyến giáp là u lành tính không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên các khối u này cần được thăm khám, kiểm tra theo định kỳ. Nếu u có dấu hiệu phát triển to ra, gây ảnh hưởng đến vấn đề về hô hấp, giọng nói, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh các phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Hiện nay các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong điều trị phình tuyến giáp là: laser bướu cổ, điều trị bằng sóng cao tần, phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mở. Bên cạnh đó, nếu khối u tuyến giáp sản xuất quá nhiều lượng hormon tuyến giáp có thể được điều trị bằng phương pháp i-ốt phóng xạ. I-ốt phóng xạ có tác dụng thu nhỏ tuyến giáp giảm thiểu lượng hormon dư thừa. I-ốt phóng xạ chỉ được hấp thụ bởi tuyến giáp, nên sẽ không gây ra tác hại gì cho các tế bào khác trong cơ thể.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X