Hotline 24/7
08983-08983

Đau bụng dưới bên phải sau 3 năm mổ ruột thừa, bệnh gì?

Câu hỏi

BS cho em hỏi mấy vấn đề với ạ, Em mổ ruột thừa được 3 năm, giờ thấy đau lại phần bụng dưới bên phải. Đó có thể là vấn đề gì thưa BS?

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau bụng dưới bên phải. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau bụng dưới bên phải. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em Hà,

Đau bụng dưới bên phải có thể là viêm đại tràng hoặc co thắt đại tràng, hoặc bị các vấn đề về tử cung - buồng trứng (nếu em là nữ), hoặc đau tạng chậu (đây là tình trạng đau thốn bụng dưới do ảnh hưởng của đám rối dây thần kinh ở vùng sàn của ổ bụng).

Em nên đi khám bệnh với BS chuyên khoa Tiêu hóa để được siêu âm và kiểm tra thêm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đại tràng hay ruột già, là một ống cơ rỗng xử lý chất thải từ quá trình tiêu hóa của ruột non, loại bỏ nước và những phần còn lại như phân qua hậu môn. Đại tràng nằm trong phúc mạc, một túi lớn chứa ruột, trong khoang bụng. Viêm đại tràng là sưng (viêm) ruột kết.

Các triệu chứng phổ biến của viêm đại tràng là:

- Đau bụng và đầy hơi có thể liên tục hoặc đến và đi
- Máu trong phân
- Liên tục muốn đi tiêu (mót rặn)
- Mất nước
- Tiêu chảy
- Sốt

Việc điều trị viêm đại tràng tùy thuộc vào nguyên nhân.

Đối với viêm đại tràng không được chẩn đoán hoặc không kiểm soát được, điều trị ban đầu (không phụ thuộc vào nguyên nhân) là ổn định sức khỏe của bệnh nhân và giảm đau nếu cần thiết. Bạn có thể được cho uống chất lỏng để bù nước. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mất nước rõ rệt, những người không thể uống hoặc có những bất thường về điện giải, bác sĩ sẽ yêu cầu truyền dịch.

Thuốc thường được sử dụng để kiểm soát bệnh viêm ruột. Mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị thuốc khác nhau.

Kháng sinh không thường được sử dụng, trừ khi bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Lúc này, dùng kháng sinh giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng.

Các loại thuốc không cần toa để điều trị tiêu chảy nên được sử dụng một cách thận trọng, đặc biệt là nếu bạn có đau bụng kèm theo sốt. Hãy chủ động kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc chống tiêu chảy.

Phẫu thuật thường không phải là một lựa chọn điều trị cho hầu hết các nguyên nhân gây viêm đại tràng.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm đại tràng:

- Ban đầu tránh các thức ăn cứng và nên có một chế độ ăn uống những thực phẩm nhẹ, dễ tiêu, giúp bù nước cho cơ thể và để đại tràng được nghỉ ngơi.
- Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm triệu chứng hoặc các đợt bùng phát, nhưng không chữa khỏi một số loại viêm đại tràng.
- Ghi lại danh sách những thực phẩm bạn dùng để biết cách tránh các loại thực phẩm có thể liên quan đến việc làm các triệu chứng xấu đi.

Tránh các loại thực phẩm sau đây nếu bạn có viêm đại tràng:

- Thức ăn dầu mỡ hoặc thức ăn chiên rán
- Sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa
- Một số thực phẩm nhiều chất xơ như bỏng ngô, các loại hạt và ngô
- Người không dung nạp lactose nên tránh các sản phẩm sữa có chứa lactose.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X