Hotline 24/7
08983-08983

Có thể dùng Betadine pha loãng trị viêm kết mạc không BS?

Câu hỏi

Chào BS ạ, Em bị viêm kết mạc mắt. Vậy em có thể dùng Betadine pha loãng với nước muối để rửa mắt không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Viêm kết mạc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm kết mạc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Do mắt là cơ quan tinh tế của cơ thể nên tiêu chuẩn dành cho thuốc nhỏ mắt thậm chí còn cao hơn thuốc tiêm. Dung dịch nhỏ mắt đòi hỏi quá trình bào chế nghiêm ngặt, kỹ thuật cao nên em không được tự ý pha chế thuốc nhỏ mắt.

Betadine cũng không phải là dung dịch an toàn có thể sử dụng cho mắt. Viêm kết mạc có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, nhiễm ký sinh trùng, vi nấm, dị ứng… mỗi nguyên nhân lại có hướng điều trị khác nhau. Do đó em cần khám BS chuyên khoa Mắt để kê đơn thích hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng kết mạc, phần màng trong suốt giữa mí mắt và tròng trắng của mắt (phần trắng của nhãn cầu), bị sưng lên do viêm gây đỏ và đau nhức. Bạn có thể đau mắt đỏ một hoặc cả hai mắt. Mặc dù đau mắt đỏ rất khó chịu và mất thẩm mỹ nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Bệnh đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm nên bạn cần được cách ly và điều trị càng sớm càng tốt để tránh lây cho người khác.

Khi bị đau mắt đỏ, kết mạc của mắt bạn sẽ đỏ lên do các mạch máu của kết mạc bị viêm. Trong trường hợp bạn bị đau mắt đỏ do dị ứng, bạn có thể cảm thấy ngứa. Các chất gây dị ứng đau mắt đỏ bao gồm: phấn hoa, lông vật nuôi và bụi trong nhà.

Trong trường hợp đau mắt do bị nhiễm virus, mắt sưng lên và khô nên bạn sẽ chảy nhiều nước mắt. Còn với trường hợp nhiễm vi khuẩn, bạn sẽ thấy nhức và tấy, đau âm ỉ bên mắt bị đỏ.

Để phòng ngừa viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ), bạn hãy áp dụng đúng những phương pháp vệ sinh mắt, nhất là những người có sử dụng kính áp tròng hoặc phải trang điểm mắt thường xuyên. Khi đi bơi ở hồ bơi đông người, bạn nên vệ sinh lại mắt bằng thuốc nhỏ mắt nước muối sinh lý. Tránh dùng chung khăn mặt và mỹ phẩm hay cọ chung với người khác. Khi bị đỏ mắt hoặc chảy ghèn nhiều, bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X