Hotline 24/7
08983-08983

Cháu có biểu hiện “nghiện stress”, AloBacsi ơi?

Câu hỏi

Cháu có các biểu hiện của chứng nghiện stress như: 1. Bạn luôn nhìn những mục tiêu tự mình đặt ra một cách đầy thách thức, cứ như đó là quả núi cao mà bạn phải cố gắng hết sức để leo qua. 2. Thèm và nhớ cảm giác nhiều việc, thích được bận rộn. 3. “Sợ hãi” kì nghỉ cuối tuần vì khi đó thư viện hay cơ quan đóng cửa, bạn hết chỗ để đi rồi. Quán café và rạp chiếu phim là những nơi tốn thời gian nhất. 4. Ôm một khối lượng công việc khổng lồ và thích thú khi biết mình luôn có việc đang chờ. 5. Hạnh phúc tột cùng khi hoàn thành bài thi xuất sắc hay project lớn. 6. Bạn không có khái niệm nằm ngủ nướng, dù là ngày nghỉ. 7. Không có hứng thú làm việc trừ khi ngày thi hay ngày nộp báo cáo công việc đang đến gần hoặc bạn bị nén bởi một núi công việc và không biết phải chọn cái nào. 8. Luôn đòi hỏi cao ở bản thân, người khác làm được, mình phải làm tốt hơn. 9. Hoàn hảo – đấy là chân dung tự họa trong tương lai của bạn. 10. Khi được giao việc, bạn rất khó nói “không”, mà luôn tự nhủ “mình sẽ làm hết mà, thức khuya thêm một chút cũng được”. Cháu thường đặt mình vào trạng thái nguy hiểm và cháu rất liều, càng rủi ro cháu càng thích, dù biết trước mình sẽ phải hứng chịu hậu quả nhưng cháu vẫn cứ đưa mình vào trạng thái đó mà không kiểm soát được. Đến khi lãnh hậu quả thì ngồi khóc, còn nếu vượt qua thì cảm thấy rất hưng phấn. Lúc nào cháu cũng so đo, ganh tị, đua tranh, ép mình phải hơn người ta. Cứ mãi thế này cháu mệt lắm, AloBacsi ơi. Rất mong nhận được lời khuyên của BS ạ, cháu xin cảm ơn. (Yến Linh, 16 tuổi)

Trả lời

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp

Nguyên trưởng khoa Khám trẻ em - Bệnh viện Tâm thần -

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào Yến Linh,

10 biểu hiện mà cháu cho rằng "nghiện stress" thật ra nó là các nét của nhân cách ám ảnh, luôn tìm kiếm sự hoàn hảo. Ở một chừng mực nào đó, các đặc điểm này là có ích và giúp con người có động lực sống mạnh mẽ, là tiền đề để học tập, phấn đấu ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, đáng lo ngại là các chi tiết cháu nêu ở phần sau thư: tìm kiếm rủi ro, thiếu đánh giá đúng bản thân, căng thẳng và quá chú ý đến việc cạnh tranh… điều này cho thấy rằng các ưu điểm ban đầu đã vượt quá giới hạn bình thường, bắt đầu mang tính chất cực đoan, đẩy bản thân vào trạng thái tiêu cực. Rõ ràng, bản thân cháu cũng bắt đầu mệt mỏi và kiệt quệ trong guồng hoạt động của chính mình.

Vì vậy, điều cần làm là thay đổi cách thức hoạt động của bản thân, tập trung vào việc học của chính bản thân cháu. Cụ thể, cháu cần hoàn tất các bài tập và nhiệm vụ bản thân trước, trong đó chú ý cân bằng thời gian học tập và vui chơi, nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho cơ thể hồi phục sức khỏe, tái tạo khả năng học tập của ngày hôm sau. Giảm và hạn chế dần việc chú ý cạnh tranh quá mức với bạn bè chung quanh. Khi có khó khăn trong việc kiểm soát các ý nghĩ trên, cháu có thể trao đổi với người thân để được giúp đỡ.

Sau cùng, nếu vẫn cảm thấy quá khó khăn, cháu có thể đến khám với bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn cụ thể các phương pháp thư giãn tâm lý phù hợp cũng như trị liệu tâm lý nếu cần thiết.

Thân chào!


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X