Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố -
Cách sử dụng miếng dán và thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ
Câu hỏi
Cháu nghe các mẹ hay nói không nên dùng miếng dán hạ sốt cho con. Vậy nếu dùng thuốc thì liều lượng như thế nào ạ? Có tự cho con uống được không hay phải có chỉ dẫn bác sĩ? Nhờ chuyên gia giải đáp giúp cháu ạ.
(Trần Hoàng An Nhiên)
Trả lời
Chào em,
Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt. Thành phần chủ yếu của nó là hydrogel - các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước nhưng có khả năng hút một lượng nước lớn ở vùng da được dán lên.
Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán lên ra bên ngoài. Do đó, khi mới dán lên sẽ có cảm giác mát lạnh, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên thực sự thì miếng dán hạ sốt có tác dụng trong bao lâu? Nếu chú ý quan sát kỹ, phụ huynh sẽ thấy khả năng làm mát của miếng dán không duy trì được lâu. Vùng da được dán miếng dán sẽ nhanh chóng trở lại nhiệt độ ban đầu. Đặc biệt, do không chứa thuốc hạ sốt nên miếng dán loại này không có tác dụng hạ nhiệt cho toàn bộ cơ thể.
Một số loại miếng dán hạ sốt có thêm tinh dầu, khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt và chỉ dùng ngoài da nên khả năng hạ sốt cũng rất hạn chế. Thực tế, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay thế được thuốc trong điều trị sốt cho trẻ em. Vì vậy, phụ huynh không nên chỉ dùng miếng dán thay thế cho thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt. bé bị sốt từ 38,5 độ C trở lên thì cần uống thuốc hạ sốt, em nhé.
Miếng dán hạ sốt chưa được chứng minh có thể thay thế thuốc điều trị
Thuốc hạ sốt an toàn cho bé là paracetamol, liều thông thường ở một em bé trong một lần uống là 10-15mg/1 ký. Ví dụ bé 2 tuổi, 12 ký thì nếu 10mg/ký sẽ là 120mg; còn 15 ký thì nhân 12 là 180mg. Như vậy mình sẽ lấy gói paracetamol 150mg là vừa. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 tiếng nếu trẻ còn sốt cao.
Hiện nay trên thị trường có gói hạ sốt định liều sẵn là Hapacol với các hàm lượng 80, 150, 250 mg, bạn có thể mua để sẵn trong nhà. Nên uống đúng liều của 1 gói theo lứa tuổi, cân nặng thì hiệu quả thuốc sẽ tốt hơn.
Lý tưởng nhất là mỗi khi bé sốt thì em nên cho bé đi khám bác sĩ, xem sốt do đâu và hướng dẫn xử trí thích hợp. trong quá trình sốt cần theo dõi xem trẻ có dấu hiệu bệnh trở nặng không thì cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện ngay. trẻ có biểu hiện như chảy máu cam, chảy máu răng, ói ra máu, đi cầu ban đêm, tay chân nặng,…là đây là dấu hiệu cảnh báo nặng cần đưa đến bác sĩ ngay lập tức.
Phụ huynh theo dõi diến tiến sốt nếu chỉ sốt đơn thuần, uống thuốc hạ sốt rồi bớt sốt, bé chơi, ăn uống được thì có thể giữ ở nhà tối đa 2 ngày, nhưng nếu qua 3 ngày thì phải đưa đi bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và làm thêm xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân tại sao bé sốt và điều trị thích hợp.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình