Phụ trách khoa Cấp cứu tổng hợp - Bệnh viện Nhân dân 115
Cách khắc phục triệu chứng mệt mỏi sau khi xuống xe?
Câu hỏi
Chào AloBacsi, Tôi 32 tuổi, bị say xe rất nặng. Mặc dù uống thuốc say xe rồi nhưng sau khi xuống xe vẫn còn lâng lâng chóng mặt mất 1-2 ngày. Mong bác sĩ chỉ cho tôi cách khắc phục sao cho mau hết mệt sau khi xuống xe ạ. Cảm ơn AloBacsi!
Trả lời
Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể qua các con đường khác nhau bằng hệ thần kinh bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, ví dụ như khi đi bộ, não sẽ điều khiển bằng cách tổng hợp các thông tin về con đường bạn đang đi.
Tuy nhiên, khi bạn đi xe khách hay đi tàu thì khác. Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thống thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn từ các hệ thống cảm giác: tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp.
Ví dụ như nếu bạn ngồi trên thuyền hoặc trong xe hơi (không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng bạn đang cử động lên và xuống, trái và phải, nhưng đôi mắt lại chỉ thấy được cảnh tĩnh. Do đó, người ta giả thiết rằng xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra tình trạng say tàu xe.
Các triệu chứng say xe thường chấm dứt khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, đối với một số người, các triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc. Do đó, bạn nên thực hiện nhiều cách khi đang đi xe để chống say xe như sau:
- Bạn nên ngồi ở vị trí sao cho mắt, tai trong có thể cảm nhận và nhìn cùng một chuyển động
- Trong xe hơi, bạn ngồi ở ghế trước và nhìn cảnh quan ở phía xa
- Trên thuyền, bạn lên trên boong và theo dõi chuyển động của đường chân trời
- Trong máy bay, bạn ngồi bên cửa sổ và nhìn ra ngoài. Ngoài ra, bạn hãy chọn chỗ ngồi ở khu vực giữa máy bay, gần cánh, nơi có ít chuyển động nhất
- Không đọc sách báo khi đang đi xe, máy bay… nếu bạn bị say tàu xe và không ngồi vào ghế quay mặt về phía sau
- Tránh các mùi mạnh và thực phẩm nhiều gia vị ngay trước và trong khi đi xe.
Thuốc cũng là một cách tốt để ngăn ngừa say tàu xe trước khi đi du lịch. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể sử dụng:
- Scopolamine: Đây là loại thuốc thường dùng nhất cho bệnh say tàu xe. Bạn nên dùng thuốc trước khi các triệu chứng say tàu xe bắt đầu xuất hiện. Thông thường, thuốc có dạng miếng dán được sử dụng phía sau tai 6–8 giờ trước khi đi du lịch. Thuốc có các phản ứng phụ nghiêm trọng: đỏ mắt, nhìn thấy vầng hào quang quanh ánh sáng; Nhìn mờ và tăng nhạy cảm với ánh sáng; Lẫn lộn, kích động, cực kỳ sợ hãi, ảo giác, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường;
- Promethazine: Bạn nên dùng 2 giờ trước khi đi du lịch. Tác dụng của thuốc sẽ kéo dài 6–8 giờ. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.
- Cyclizine: có hiệu quả nhất khi bạn dùng ít nhất 30 phút trước khi đi du lịch. Bạn không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi và thuốc có các phản ứng phụ tương tự như scopolamine.
- Dimenhydrinate: Bạn nên uống thuốc 4-8 giờ 1 lần. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ tương tự như scopolamine.
- Meclizine: Bạn nên sử dụng loại thuốc này 1 giờ trước khi đi du lịch để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.
Nếu sau chuyến đi, bạn vẫn còn cảm giác chóng mặt thì nên nằm nghỉ ngơi và có thể dùng thêm thuốc giảm chóng mặt như acetyl - D - leucin chẳng hạn.
Say tàu xe là tình trạng mất ổn định của tai trong do xe lắc hoặc bất kỳ tác động nào tới tai trong. Khi bị say xe, bạn sẽ cảm thấy: - Nhìn vào chân trời - Nhắm hờ mắt và cố gắng ngủ - Nhai kẹo cao su - Hít thở không khí trong lành - Dùng gừng - Bấm huyệt Các nghiên cứu y học vẫn chưa đưa ra bằng chứng cho thấy các biện pháp chữa bệnh dân gian phổ biến như dùng bánh quy soda và nước 7 Up hoặc các sản phẩm gừng có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng say tàu xe. Do đó, nếu dùng những thực phẩm, thức uống trên mà không mang lại hiệu quả, bạn nên dừng lại ngay nhé. |
Phó khoa Cấp cứu tổng hợp, BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình