-
Các xét nghiệm cần làm với bệnh nhân tiểu đường?
Câu hỏi
Tôi vừa đọc trên AloBacsi bài "Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường". Xin hỏi khi đã xác định bệnh tiểu đường thì các xét nghiệm cần làm khi là gì? (Ánh Thơ - Bình Dương)
Trả lời
Chào bạn,
Nếu bạn là người đã có bệnh tiểu đường, AloBacsi xin gợi ý các xét nghiệm bạn cần làm trong suốt quá trình điều trị gồm:
- Đo đường huyết tĩnh mạch (làm ở phòng xét nghiệm)
- Đo đường huyết mao mạch
Ở
nhà có thể dùng máy thử đường huyết ở đầu ngón tay để tự theo dõi đường huyết. Đây là
cách theo dõi điều trị ĐTĐ thuận tiện và thường được dùng hiện nay, nó giúp
đánh giá tình trạng đái tháo đường tốt hay xấu. Kết quả được đo tại nhà nhanh sẽ
giúp cho bác sĩ điều trị tốt hơn cho người bệnh.
- Theo dõi đường huyết lúc đói (trước ăn sáng), đường huyết trước bữa
ăn (trưa, tối), đường huyết 2 giờ sau ăn.
- Lipid máu lúc đói lúc chẩn đoán đái tháo đường nếu bình thường thì đo hàng năm.
- Kiểm tra đường niệu
- Đạm niệu mỗi năm một lần
Khi bệnh nhân ĐTĐ có nhiều đạm trong nước tiểu là dấu hiệu cho biết thận đã bị
tổn thương. Có hai mức độ tiểu ra đạm (albumin): tiểu albumin vi lượng là lượng
albumin trong nước tiểu ít từ 30 - 300mg/24 giờ. Tiểu đạm đại lượng là lượng
đạm trong nước tiểu nhiều > 300mg/24 giờ. Khi có đạm niệu, bệnh nhân cần
được bác sĩ chuyên khoa điều trị theo dõi để tránh bị suy thận)
- HbA1c mỗi 3 tháng 1 lần
Đo HbA1c cho biết ĐH trung bình trong vòng 2 - 3 tháng trước đó. Bình thường
thì HbA1c khoảng 4 -6% của tổng số Hb trong máu. Nếu HbA1c tăng cao hơn bình
thường chứng tỏ ĐH không kiểm soát tốt trong thời gian 2 - 3 tháng trước khi
đo. Chỉ cần đo HbA1c 3 tháng 1 lần, vì đời sống hồng cầu là 2 - 3 tháng mới
thay hồng cầu mới.
- Ceton trong máu và nước tiểu?
Nếu ĐTĐ không được điều trị tốt, ĐH tăng cao thì trong cơ thể có thể sinh ra ceton. Thể ceton mang tính acid sẽ có hại cho cơ thể. Tình trạng này cho biết trong cơ thể người bệnh đang thiếu insulin, bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị gấp. Nên dùng que thử ceton niệu khi gặp các tình huống sau đây: bị cảm cúm hay sốt; ĐH cao >250mg/dl, buồn nôn, nôn, đau bụng; có thai.
- Tổng phân tích nước tiểu, lipid máu.
- Kiểm tra bộ mỡ máu. Bệnh nhân tiểu đường thường hay có mỡ trong máu tăng cao. Khi mỡ trong máu tăng cao sẽ làm bệnh nhân dễ mắc bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm
số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình