Hotline 24/7
08983-08983

Bố tôi có nhiều bệnh nền mãn tính, liệu có đủ sức khỏe để uống Iốt phóng xạ K?

Câu hỏi

Chào BS, Ba tôi 78 tuổi, được chẩn đoán là bị ung thư tuyến giáp dạng nhú. Hiện đã cắt bỏ toàn bộ khối u, sau khi mở đã kiểm tra lại không có hạch, Iốt trong máu tốt. BS yêu cầu uống Iốt phóng xạ. Nhưng tôi đang lo ngại sức khỏe ông cụ không đảm bảo vì ông có thêm bệnh tiểu đường, suy thượng thận, viêm phổi tắt nghẽn mãn tính. Liệu rằng có đủ sức khỏe để uống Iốt phóng xạ K và việc điều trị bằng Iốt phóng xạ có gây ra biến chứng, tác dụng phụ gì không? Xin cảm ơn.

Trả lời
Ung thư tuyến giáp dạng nhú. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ung thư tuyến giáp dạng nhú. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào quý vị,

Ung thư tuyến giáp dạng nhú là loại ung thư chiếm tỷ lệ cao của ung thư tuyến giáp nhưng tiên lượng thường tốt, bệnh có thể khỏi hẳn sau 5-10 năm.

Việc điều trị thường kết hợp phẫu thuật (là chính) có thể kết hợp xạ trị và uống thuốc Levothyroxin sau đó để ngừa tái phát bệnh.

Nếu ung thư giai đoạn sớm, việc mổ có thể lấy gần hết tế bào ung thư có thể chưa cần xạ trị và sau đó thì uống Levothyroxin sau đó để ngừa tái phát bệnh.

Ở người bệnh cần phải xạ trị, thì thông thường phải ưu tiên ổn định tình trạng nội khoa trước rồi mới thực hiện xạ trị chứ không phải là chống chỉ định. Tuy nhiên quí vị nên hỏi ý kiến của BS chuyên khoa Y học hạt nhân để biết thêm thông tin.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ung thư tuyến giáp dạng nhú thường phát triển rất chậm và gây nên ít triệu chứng. Trong thời kỳ đầu của bệnh, bệnh nhân hầu như không thấy có triệu chứng gì. Biểu hiện đầu tiên là sự xuất hiện của một khối u ở vùng tuyến giáp trước cổ và không gây ra đau đớn gì, được gọi là khối u tuyến giáp.

Khối u thường được phát hiện bằng mắt thường hoặc khi sờ nắn. Khối u phát triển sẽ gây nên các triệu chứng khác nhau như: đau cổ họng, nuốt nghẹn, khó thở, giọng bị khàn, hạch bạch huyết ở cổ bị sưng lên trong thời gian dài.

Hiện nay nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh ung thư tuyến giáp dạng nhú vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như chế độ ăn thiếu I ốt, bị nhiễm phóng xạ, do di truyền…

Sau điều trị, bệnh nhân cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống khoa học ít chất béo và đủ chất xơ, không sử dụng rượu bia, thuốc lá để có một cuộc sống khỏe mạnh. Đồng thời nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe, giúp phát hiện kịp thời nguy cơ khối u tái phát (nếu có).
ThS.BS Võ Tuấn Khoa
Khoa Nội tiết - BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X