Hotline 24/7
08983-08983

Bé không chịu bú bình có sao không BS?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Con em 8 tháng, nặng 10kg, đã có 2 răng. Bé thích ăn, nhưng không thích ăn sữa chua hoặc phô mai, thích ti mẹ nhưng không bú bình, mặc dù từ khi ở viện tới khi 7 tháng rưỡi bé vẫn bú bình lẫn ti mẹ bình thường. Ngày bé ăn 2 cữ cháo tầm nửa chén, em ít sữa từ lúc 6 tháng nên dặm sữa ngoài (sữa Nan) cho bé, bé vẫn bú bình như thường, ngày được tầm 400ml. Giờ bé không chịu bú bình, trước em dùng bình wesser rồi đổi qua comotomo nhưng bé vẫn không bú, cho em hỏi bé nhà em có sao không ạ, em cám ơn.

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Bé bú bình. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé bú bình. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bé phát triển thể chất theo tuổi như vậy là rất tốt, nhưng có nguy cơ thừa cân béo phì nên em cần chú ý đến vấn để này.

Còn việc bé không chịu bú bình cũng không sao, em có thể chuyển sang đút muỗng. Nhưng nếu bé không chịu bú bình và cả ăn uống hàng ngày thì em cần đưa bé đi khám ngay em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bé vẫn cần được bú bình vì nhu cầu của bé hoặc do điều kiện của mẹ. Bạn nên tham khảo một số kỹ thuật để tập cho bé bú bình đúng cách mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho bé.

Các kỹ thuật cho bé bú bình

• Khi cho bé bú bình có thể chỉ dùng sữa mẹ hoặc cũng có thể pha sữa mẹ với sữa bột.

• Tốt nhất là cho bé bú bình với sữa mẹ được vắt ra trước và sau đó có thể cho bú thêm sữa bột nếu cần thiết.

• Sữa mẹ vắt ra (EBM) sẽ có phần tách bơ khi để lắng một lúc. Chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Sau khi lắc đều, chất béo sẽ hòa tan với các phần còn lại của sữa tạo thành màu trắng/vàng hơn so với trước. Hâm nóng sữa mẹ cũng giống như hâm nóng sữa bột. Bạn không nên sử dụng lò vi sóng để tránh gây bỏng cục bộ hoặc hâm nóng sữa không đều.

• Trẻ sơ sinh không đặc biệt thích một dạng núm vú nhất định nào cả. Có trẻ thích núm vú cao su dạng hàm răng, có trẻ lại thích những núm vú dài tới gần chỗ giao nhau giữa phần trước và sau của vòm miệng. Bạn có thể cho bé thử một số loại núm vú khác nhau để xem bé thích loại nào.

• Thường sẽ có sự thay đổi số lần bú khi trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Hàm lượng đạm trong sữa mẹ thường thấp hơn so với sữa bột vì vậy bạn có thể kết hợp cả sữa mẹ và sữa bột cùng nhau, bạn sẽ thấy bé không thường xuyên thấy đói nữa.

• Phân của trẻ bú sữa mẹ cũng khác với bú sữa bột. Một số trẻ có thể bị táo bón khi chuyển sang sữa bột. Bạn nên hỏi bác sĩ nếu thấy lo lắng.

• Nếu trẻ chưa uống hết sữa trong bình, bạn nên bỏ phần thừa đi. Hâm nóng lại sữa mẹ và sữa bột không tốt và trẻ dễ bị đau bụng. Cần bảo quản sữa mẹ và sữa bột đúng cách, để ở ngăn đông của tủ lạnh chứ không nên để ở cánh tủ lạnh.

• Sữa mẹ có thể được bảo quản 3-5 ngày trong tủ lạnh ở ngăn tiệt trùng và kín.

• Sữa mẹ khi vắt ra có thể bảo quản ở ngăn đông lạnh 3 tháng.

• Sữa mẹ khi vắt ra để ở ngăn đông lạnh với nhiệt độ cực thấp có thể bảo quản từ 6-12 tháng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X