-
Bé 19 tháng ăn cơm được chưa, BS Bình ơi?
Câu hỏi
Con trai của em được 19 tháng tuổi. Cháu nặng 15kg, cao 91cm, mọc 12 răng. BS cho em hỏi chiều cao và cân nặng như vậy có hợp lý không. Ngày nào em cũng cho bé ăn 3 bữa cháo khác nhau, đa dạng thức ăn và rau nhưng dạo gần đây bé không chịu ăn cháo nữa. Cứ nhìn thấy cháo là chạy đi. Em chuyển sang ăn cơm thì bé chịu ăn nhưng lại có vẻ đầy bụng và lười uống sữa hơn trước. Cho em hỏi ở tháng này đã nên cho bé ăn cơm chưa. Và ăn như thế nào thì đúng. Xin cảm ơn! (Bạn đọc Võ Tô Hoài - hoaivo…@gmail.com)
Trả lời
Chào em,
Ở độ tuổi này bé chưa thể ăn cơm được em nhé. Ngoài cháo ra, em cho bé ăn đa dạng các thức ăn để ruột bé thích nghi dần và cũng đỡ ngán hơn là rất tốt. Bé không chịu ăn là do bé bị ngán cháo em có thể thay đổi hoặc xen kẽ như bún, phở, hủ tiếu, bánh canh, nui cắt nhỏ nhưng mỗi chén cũng cần đủ 4 nhóm thức ăn.
Nguyên nhân bé lười ăn, có thể do:
- Món ăn được nấu đi nấu lại hoài ít đổi món cháo.
- Hâm lại món cháo 2-3 lần trong ngày.
- Rau, củ, quả, thịt cá, ngũ cốc mới nhưng nước hầm xương cũ.
- Nêm nếm không hợp khẩu vị bé
- Ép bé ăn no quá, bé sợ đến bữa ăn
- Bé ăn vặt no nên không ăn được.
- Mẹ cứ hay mua thuốc cho con uống mà không đi khám.
Khi bé được 24 tháng trở lên mới cho ăn cơm.
Cơm cho trẻ chuẩn bị ăn cơm phải mềm hơn cơm người lớn. Khi nấu cơm bình thường của người lớn, có thể chọn ra một phần dùng muỗng đánh nhẹ làm cho vỡ hạt cơm ra rồi đem chưng trong nồi cơm một lần nữa. Nếu khéo léo có thể để nghiêng nồi cơm về một phía để có được phần cơm hơi nhão hơn cho bé.
Bữa cơm cho bé cần đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, nấu món bé thích và chế biến phù hợp. Thực phẩm nhóm chất đạm cần thái miếng nhỏ, mềm. Thực phẩm nhóm rau cần mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ, giàu vitamin. Khi bé ăn cơm, cần linh hoạt, uyển chuyển sử dụng đầy đủ chất béo trong chế biến các món ăn.
Em không nên căng thẳng vì bữa ăn của bé, để bé tự lựa chọn thứ mà mình thích. Nếu bé không thích ăn cơm, có thể cho bé ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Ví dụ bé thích ăn mì gói thì có thể thêm chả, trứng, xúc xích để đảm bảo chất đạm, sau đó cho bé ăn thêm rau, trái cây.
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình