Đầy bụng khó tiêu có thể là dấu hiệu nguy hiểm
Triệu chứng này có thể chỉ là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng có thể báo động về một ổ loét nào đó ở dạ dày, thậm chí về bệnh ung thư.
Hầu như ai cũng từng trải qua tình trạng sau khi ăn, thức ăn như nằm yên một chỗ, bụng cứ nằng nặng, có khi còn căng chướng, đau âm ỉ, râm ran... Đó là chứng đầy bụng khó tiêu.
Bình thường, dạ dày tiết ra acid giúp tiêu hóa thức ăn. Khi acid đã tiết ra mà không có thức ăn, nó sẽ bị tồn đọng và kích thích dạ dày nên bạn có cảm giác đau. Cần lưu ý rằng, niêm mạc dạ dày có thể bị kích thích bởi acid do nó tiết ra nhưng cũng có thể bị kích thích bởi một số loại thuốc, nhất là thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ibuprofen... (thường dùng để giảm đau trong các chứng đau do viêm khớp, thấp khớp). Nguy hiểm hơn, nếu dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori thì rất dễ viêm loét.
Theo thống kê, đầy bụng khó tiêu thường gặp ở nam hơn nữ và cả hai giới đều thường xảy ra tuổi sau 40. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ này như hút thuốc, uống nhiều rượu, stress, có tiền sử loét tiêu hóa, uống thuốc kháng viêm giảm đau dạng không steroid, nhất là khi dùng kéo dài hay liều cao.
Chứng khó tiêu có thể do loét tiêu hoá gây ra; nhưng bạn cũng có thể bị một ổ loét tiêu hóa mà không có triệu chứng nào cả. Do đó, rất khó xác định sự khác nhau giữa chứng khó tiêu ở người không bị loét với chứng khó tiêu do ổ loét. Đôi khi, ung thư dạ dày cũng có biểu hiện khó tiêu và triệu chứng giống như bị loét. Do vậy, không nên chủ quan và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có biểu hiện nói trên.
Bình thường, dạ dày tiết ra acid giúp tiêu hóa thức ăn. Khi acid đã tiết ra mà không có thức ăn, nó sẽ bị tồn đọng và kích thích dạ dày nên bạn có cảm giác đau. Cần lưu ý rằng, niêm mạc dạ dày có thể bị kích thích bởi acid do nó tiết ra nhưng cũng có thể bị kích thích bởi một số loại thuốc, nhất là thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ibuprofen... (thường dùng để giảm đau trong các chứng đau do viêm khớp, thấp khớp). Nguy hiểm hơn, nếu dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori thì rất dễ viêm loét.
Theo thống kê, đầy bụng khó tiêu thường gặp ở nam hơn nữ và cả hai giới đều thường xảy ra tuổi sau 40. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ này như hút thuốc, uống nhiều rượu, stress, có tiền sử loét tiêu hóa, uống thuốc kháng viêm giảm đau dạng không steroid, nhất là khi dùng kéo dài hay liều cao.
Chứng khó tiêu có thể do loét tiêu hoá gây ra; nhưng bạn cũng có thể bị một ổ loét tiêu hóa mà không có triệu chứng nào cả. Do đó, rất khó xác định sự khác nhau giữa chứng khó tiêu ở người không bị loét với chứng khó tiêu do ổ loét. Đôi khi, ung thư dạ dày cũng có biểu hiện khó tiêu và triệu chứng giống như bị loét. Do vậy, không nên chủ quan và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có biểu hiện nói trên.
Ảnh minh họa
Đa số bệnh nhân bị chứng khó tiêu từng đợt, nhất là khi họ uống nhiều rượu hoặc ăn các thức ăn nhiều chất béo. Nếu triệu chứng nhẹ và có khuynh hướng tự khỏi thì không phải lo lắng gì. Nếu triệu chứng tồn tại dai dẳng, nên đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu như:
- Đau nóng rát ở vùng bụng phía trên, ngay dưới xương ức; đau xuyên ra sau lưng. Ăn vào có thể đau nặng lên hoặc giảm đi. Đau không dữ dội gây khó chịu.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Nôn mửa kéo dài, nôn ra máu hoặc chất như bã cà phê.
- Đi tiêu phân đen như hắc ín.
- Sút cân trong thời gian ngắn.
Khi có các triệu chứng "báo động" trên, nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh; và khi cần thiết sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.
- Đau nóng rát ở vùng bụng phía trên, ngay dưới xương ức; đau xuyên ra sau lưng. Ăn vào có thể đau nặng lên hoặc giảm đi. Đau không dữ dội gây khó chịu.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Nôn mửa kéo dài, nôn ra máu hoặc chất như bã cà phê.
- Đi tiêu phân đen như hắc ín.
- Sút cân trong thời gian ngắn.
Khi có các triệu chứng "báo động" trên, nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh; và khi cần thiết sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & Đời sống
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình