Hotline 24/7
08983-08983

Đau lưng, mỏi gối, các khớp chân tay đau nhức sưng tấy vì sao?

Theo thống kê của ngành Xương khớp Việt Nam, trung bình 10 người thì 3 người mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó lứa tuổi từ 50 đến 70 chiếm 70%. Bệnh lý liên quan đến xương khớp thường là bệnh mạn tính kéo dài, tuy không gây nguy hiểm nhiều tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu, gây khó khăn trong việc đi lại, vận động hàng ngày khiến chất lượng cuộc sống giảm sút..

1. Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người Việt mắc các bệnh lý về xương khớp? 

Đau nhức xương khớp do các yếu tố bên ngoài như chấn thương, ngồi sai tư thế, lao động nặng… là nguyên nhân khiến xương khớp bị đau mỏi, cụ thể:

- Đau nhức do ít vận động: Người ít đi lại, lười tập thể dục, ngồi nhiều một chỗ… làm cơ khớp và dây chằng bị căng cứng dẫn đến đau nhức. Tình trạng này thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, thợ mộc, lái xe, công nhân may…

- Chấn thương: Di chứng để lại sau sự cố va đập mạnh hay tai nạn giao thông khiến xương khớp bị tổn thương. Tình trạng này có thể gây đau nhức, khó chịu khi vận động mạnh, làm việc quá sức hoặc do thay đổi thời tiết…

- Thừa cân, béo phì: Do trọng lượng cơ thể lớn trực tiếp đè nén lên xương khớp, các đốt sống lâu ngày dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, đau lưng, đau các khớp cổ chân…

- Ngồi sai tư thế: Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp ở mọi lứa tuổi từ học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, lái xe… Ngồi sai tư thế, ngồi gù lưng, ngồi nghiêng người lâu dần sẽ gây đau mỏi và biến dạng xương khớp.

- Đau nhức do thay đổi thời tiết: Khi thời tiết chuyển lạnh sang nóng hoặc ngược lại gây ra những thay đổi lớn trong xương khớp, cơ gân bị co lại, máu lưu thông đến khớp xương giảm sút, sụn bị khô… Thông thường, người cao tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng từ nguyên nhân này nhiều nhất.

Đau nhức xương khớp do bệnh lý: Các triệu chứng đau nhức xương khớp, khớp sưng tấy… có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh xương khớp:

- Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý xương khớp nằm trong nhóm bệnh rối loạn tự miễn, gây tình trạng sưng đau nhiều khớp xương. Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng hoặc sau một thời gian dài ngồi, nằm yên bất động một tư thế. Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp không chỉ bị đau nhức mà khả năng vận động, sinh hoạt cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Bệnh cần phải được điều trị sớm, nếu không, về lâu dài sẽ gây biến dạng khớp, nặng nề nhất là tàn phế do khớp mất khả năng vận động.

- Thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp gối có nguyên nhân thường gặp nhất là tình trạng viêm xương khớp, còn gọi là thoái hóa khớp. Vùng tổn thương là ở phần sụn đầu xương, xuất hiện sau một quá trình dài bị mài mòn theo thời gian do vận động. Khi phản ứng viêm xuất hiện, khớp gối thường bị sưng, giảm dịch khớp, nặng hơn gây hư tổn các đầu xương và cong trục xương. Do gây nhiều đau đớn nên bệnh nhân có xu hướng lười vận động, khiến khớp cứng và suy giảm khả năng vận động hơn.

- Loãng xương: Là tình trạng mật độ xương ngày càng giảm dần khiến xương giòn hơn, dễ gãy và tổn thương hơn ngay dưới tác động lực nhẹ. Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi khi khả năng hấp thụ và tổng hợp canxi cho xương suy giảm, gây đau nhức xương khớp thường gặp nhất ở cột sống lưng. Ngoài đau nhức xương khớp, loãng xương còn khiến lưng có xu hướng còng đi, dễ gãy xương, sụt cân, co cứng cơ dọc cột sống,…

- Mắc bệnh gout: Gout là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Bệnh gout thường có biểu hiện đau xương khớp kèm sưng, nóng, đỏ đau. Đau nhất vùng khớp ngón chân, cổ chân, khớp ngón tay. Cơn đau xuất hiện nhiều về đêm, đau có thể tăng lên tới mức bệnh nhân không chịu đựng được.

- Viêm khớp nhiễm trùng: Là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp, do vi khuẩn, virus, nấm hoặc loại vi trùng khác. Những tác nhân này có thể thâm nhập vào khớp qua chấn thương hoặc theo dòng máu từ bộ phận khác của cơ thể. Viêm khớp nhiễm trùng thường xảy ra ở khớp gối, đôi khi cũng có thể khớp vai, khớp cổ tay, mắt cá chân.

- Tình trạng đau nhức xương khớp còn gặp ở một số bệnh như: Lao xương khớp, Lupus ban đỏ gây sưng phồng khớp, có thể xuất hiện phát ban hình cánh bướm bên má, Viêm khớp nhiễm trùng, Bệnh Lyme là chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia (trong đó có loại bọ ve đốt), Bệnh lậu…

2. Đâu là giải pháp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp, giúp xương khớp luôn chắc khỏe?

Đau nhức xương khớp cần được điều trị sớm và đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, sinh hoạt về sau. Vậy khi bị đau nhức xương khớp phải làm sao?

Đối với những trường hợp nhẹ, triệu chứng đau nhức mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng những cách trị đau nhức tại nhà như sau:

- Liệu pháp lạnh: Mục đích để giảm lưu lượng máu về khu vực xương khớp tổn thương làm chậm quá quá trình viêm giúp giảm đau, giảm viêm, sưng.

Hướng dẫn: Sử dụng túi đá lạnh chuyên dụng hoặc cho đá vào trong chiếc khăn, bọc lại và chườm lên vùng khớp bị đau nhức. Mỗi lần chườm 10 – 15 lần, ngày thực hiện 3 lần.

- Chườm ấm: Có tác dụng kích thích lưu thông máu về khu vực tổn thương. Từ đó, giúp giảm đau, giảm cảm giác tê bì. Ngoài ra, chườm ấm còn làm ấm chi, đuổi hàn thấp, thư giãn mạch máu, xương khớp.

Hướng dẫn: Dùng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc khăn ấm chườm trực tiếp lên khu vực bị đau nhức. Mỗi lần chườm 20 phút, thực hiện 4 lần/ ngày, mỗi lần 15 phút.

- Xoa bóp được xem là liệu pháp “cứu cánh” cho những người bị bệnh xương khớp. Bởi, xoa bóp thực hiện rất đơn giản, với lực tác động nhẹ nhàng từ bàn tay có tác dụng làm giãn cơ, giảm áp lực đè nén dây thần kinh. Từ đó, cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau nhức xương khớp. Để tăng hiệu quả điều trị, bạn nên kết hợp tinh dầu nóng hoặc tinh dầu thảo dược (gừng, bạc hà, tràm trà…) để xoa bóp. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 – 20 phút. Lưu ý: Không xoa bóp khi khớp đang sưng, phù nề nóng đỏ.

- Nghỉ ngơi hợp lý: Đây là việc nên làm đầu tiên khi có biểu hiện đau nhức xương khớp. Nghỉ ngơi giúp giảm áp lực lên khớp xương, mạch máu và dây thần kinh. Từ đó, giúp giảm đau nhức và cải thiện tâm trạng.

- Tiêm thuốc: Với những trường hợp sử dụng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc steroid (có thể kết hợp thuốc gây tê cục bộ) trực tiếp vào khớp. Thời gian tiêm kéo dài từ 3 – 4 tháng/ 1 lần.

Thuốc tiêm steroid được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân bị viêm khớp hoặc viêm gân. Phương pháp này được đánh giá hiệu quả trong giảm đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính chất tạm thời, bởi lạm dụng gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ hạn chế các triệu chứng đau xương khớp, đau lưng, mỏi gối, tăng cường sức khỏe dẻo dai của xương khớp.

Gân Cốt Kingphar là sản phẩm giúp hỗ trợ hạn chế các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, hỗ trợ bổ thận, mạnh gân cốt.

Thành phần chính gồm: Cao Thiên niên Kiện, Cao Kê huyết đằng, Cao uy linh tiên, Cao Cốt toái bổ, Cao Ngưu tất, Cao Đương quy, Cao Thổ phục linh…

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ Thận
  • Hỗ trợ mạnh gân cốt
  • Hỗ trợ giúp hạn chế các triệu chứng đau nhức xương khớp
  • Hỗ trợ giúp hạn chế các triệu chứng đau lưng
  • Hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng mỏi gối

Cách dùng:

Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 viên. Uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 1-2 giờ.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không dùng cho người mẫn cảm, kiêng kị với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

Không dùng cho phụ nữ có thai, và trẻ em dưới 16 tuổi.

Người đang dùng thuốc, điều trị bệnh tham khảo chuyên gia trước khi dùng.

Không dùng cho người âm hư, huyết hư mà không ứ trệ.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi:

CÔNG TY CỔ PHẦN KINGPHAR VIỆT NAM

Địa chỉ: Thôn Bình Phú, Xã Yên Phú, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

Điện thoại: 024.3715.3780 / 0986 356 663

Email: kingphardinhvang@gmail.com

Website: https://kingphar.vn/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X