Hotline 24/7
08983-08983

Có nên tiêm thuốc ngăn trẻ dậy thì sớm?

Con gái tôi năm nay lên lớp 2 nhưng đã có dấu hiệu nhú ngực, có lẽ không bao lâu nữa sẽ có kinh nguyệt. Nghĩ cháu dậy thì sớm, tôi lo quá nên đã tham khảo trên mạng thì nghe nói có thể tiêm thuốc để chậm có kinh. Thuốc này có an toàn không?

Ảnh minh họa - nguồn Internet

Thường thì những dấu hiệu tiền dậy thì sẽ xuất hiện khoảng tuổi 10-12 ở bé gái, 12-14 ở bé trai. Con gái bạn mới lên lớp 2, nếu đã có dấu hiệu phát triển ngực thì có khả năng bé bị dậy thì sớm.

Tuy nhiên, dậy thì sớm không thể chẩn đoán và điều trị dựa vào vài dấu hiệu quan sát bên ngoài. Cháu cần được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi. Ở đó, bác sĩ chuyên về nội tiết nhi khoa sẽ thăm khám, đo tuổi xương, xét nghiệm hormone… thì mới có thể xác định bé có dậy thì sớm hay không.

Có nhiều nguyên nhân gây dậy thì sớm, phổ biến là do một bất thường nào đó ở trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận. Tùy vào nguyên nhân và mức độ, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc.

Bạn tuyệt đối không nên tham khảo trên mạng và tự tìm mua thuốc cho con. Bởi lẽ, cho dù bạn có mua được đúng loại thuốc dùng cho trẻ dậy thì sớm thì việc sử dụng sai cách, sai liều lượng vẫn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, gây hại cho chức năng sinh sản về sau.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé gái

>> Bé gái dậy thì sớm có ảnh hưởng gì không?

 

Dậy thì sớm được xác định là dậy thì khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Tuy nhiên, độ tuổi này chỉ mang tính tương đối và đang còn là vấn đề tranh cãi của nhiều chuyên gia. Một số chuyên gia cho rằng cần hạ độ tuổi nói trên, những nhóm khác lại nói rằng làm như vậy sẽ khó xác định những trẻ nào cần được điều trị.

Phần lớn dậy thì sớm ở bé gái đơn thuần chỉ là sự phát triển trước thời hạn. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Chúng ta cùng tìm hiểu một số dạng dậy thì điển hình và nguyên nhân gây ra các biến đổi đó:

- Dậy thì sớm trung ương: do nồng độ GnRH tăng cao dẫn đến sự bài tiết quá mức hocmon sinh dục. GnRH tăng cao có thể do các nguyên nhân sau: khối u trong não hoặc tủy sống, viêm màng não, bức xạ vào não hay cột sống, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormon), hội chứng McCune-Albright-Tăng sản thượng thận bẩm sinh...

- Dậy thì sớm ngoại vi: dạng này ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân không phải do nồng độ GnRH, mà do chính bản thân các hocmon sinh dục tăng cao. Nhiều bệnh lý có thể dẫn đến việc gia tăng sản xuất estrogen và testosteron gồm: khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen hoặc là testosteron; tiếp xúc với các nguồn estrogen hay testosteron bên ngoài, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ, u nang buồng trứng, khối u buồng trứng...

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X