Hotline 24/7
08983-08983

Chấn thương khớp vai, rách chóp xoay nên uống thuốc hay phẫu thuật?

TS.BS Tăng Hà Nam Anh và BS.CK2 Võ Châu Duyên đưa ra hướng dẫn cho người bị chấn thương khớp vai, khi nào có thể uống thuốc, chích thuốc vào khớp, khi nào cần phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị chấn thương khớp vai tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

BS.CK2 Võ Châu Duyên - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đối với chấn thương khớp vai, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Điều trị có thể là bằng thuốc uống, chích thuốc vào khớp, phẫu thuật trong trường hợp có các tổn thương cần sửa chữa. Thường là sẽ phối hợp nhiều phương pháp với nhau chứ không cố định theo một phương pháp cụ thể.

Giả sử như trong bệnh lý rách chóp xoay, nhiều người nghĩ là phải đi mổ. Nhưng thực tế nhiều bệnh nhân bị rách chóp xoay không đi mổ, họ chỉ điều trị bằng thuốc. Tuy tay bệnh nhân bị yếu và đau, nhưng họ vẫn sinh hoạt được bình thường, có thể họ không cần phải phẫu thuật.

Trên thế giới, họ ghi nhận 80% bệnh nhân rách chóp xoay không cần phẫu thuật và chỉ có 20% trường hợp phải mổ.

Trường hợp cần phẫu thuật là các bệnh nhân có nhu cầu vận động cao. Giả sử như trước đây chúng tôi phẫu thuật cho một giáo viên người Anh đánh cầu lông bị rách chóp xoay. Ông rất mong muốn quay về vận động thể thao. Ông đã 65 tuổi, vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường. Mỗi lần chơi cầu lông, ông lại cảm thấy đau, khó chịu nên ông quyết định đi phẫu thuật. Sau 4 tháng, ông cảm thấy hạnh phúc với điều đó.

Phẫu thuật khớp vai cũng khá nặng nề. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có tiến hành mổ nội soi để sửa chữa tổn thương ở khớp vai. Khi phẫu thuật nội soi vùng vai, bác sĩ tiến hành gây mê. Sau khi hồi tỉnh bệnh nhân, họ phải sử dụng lượng thuốc mê cũng tương đối. Nguy cơ gây mê cũng khá cao, tuy cuộc phẫu thuật nội soi khá nhẹ nhàng.

Đối với tổn thương khớp vai, trước hết ta cần nhận định tổn thương đó là gì? Mình cần xem tổn thương này có cần mổ hay không hay có các biện pháp điều trị khác giúp đạt hiệu quả mà không cần phẫu thuật.

Điều trị nội khoa bao gồm cho bệnh nhân uống thuốc, chích thuốc vào khớptập vật lý trị liệu. Khi đó, bệnh nhân sẽ bàn với bác sĩ hội chẩn có nên tiến hành phẫu thuật hay không.

Tỷ lệ thành công của phẫu thuật nội soi khâu chóp xoay ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương?

TS.BS Tăng Hà Nam Anh:

Một nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 184 bệnh nhân và theo dõi trong 5 năm, tỷ lệ thành công là 90 đến 93%, từ tốt đến rất tốt. 10 người đi mổ, 9 người trở về có khớp vai bình thường.

Chỉ khoảng 7-10% bệnh nhân bị tái đau gân hay gân không lành lại trong xương. Nếu gân không lành vào xương, bệnh nhân phải mổ lại và dùng các biện pháp khác để kích thích gân vào xương như bơm huyết tương giàu tiểu cầu, dùng máy laser hay shockwave để kích thích mạch máu đến nuôi gân. Rách gân sẽ gây ra tình trạng thoái hóa gân và các sợi collagen. Nó cần các mạch máu để giúp gân mau lành hơn.

Quý vị thấy tỷ lệ vẫn cao và không có tình trạng nào tệ đi. Đó là điều hết sức quan trọng, bệnh nhân sẽ giữ nguyên tình trạng như cũ hay là tốt hơn. Không có trường hợp cứng vai sau khi mổ. Đó là điều khuyến khích của chúng tôi khi triển khai phẫu thuật nội soi khâu chóp xoay và hơn 10 năm rồi.

Trọng Dy (ghi)

Trích: Ngoài chấn thương, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến đau khớp vai?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X