Cấy chip điện tử dưới da: Phương pháp đo nồng độ cồn mới với độ chính xác cao
Trong số các vụ tai nạn giao thông ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, nguyên nhân đến từ rượu bia vẫn chiếm một tỉ lệ rất cao. Việc đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông là cách giảm thiểu những tai nạn do bia rượu gây ra. Đo nồng độ cồn bằng chip điện tử cấy dưới da là phương pháp mới nhất mà các nhà khoa học từ Mỹ sáng tạo ra.
Chip gồm ba cảm biến có kích thước 0,8 x 1,2 mm, đủ nhỏ để tiêm dưới da. Trong đó, cảm biến chính được phủ lớp cồn oxidaza - một enzyme chọn lọc có khả năng tương tác với cồn, đồng thời tạo ra phụ phẩm có thể xác định bởi hoạt động điện hóa. Hai cảm biến khác cho phép đo tín hiệu phụ trợ và độ pH.
Cảm biến hoạt động khi oxidase tương tác với ethanol, tạo ra hydrogen peroxide như một sản phẩm phụ. Sau đó chúng được oxy hóa để tạo ra các electron tự do và cho kết quả sau 3 giây. Cảm biến có khả năng thực hiện giám sát cồn liên tục, lâu dài ở nhiều khoảng thời gian trong ngày.
Xét về nhu cầu năng lượng, toàn bộ chip thu được 970 NW (nanowatt), ít hơn một triệu lần so với một chiếc điện thoại thông minh. Sản phẩm này được cấp nguồn thông qua sự ghép nối giữa cuộn dây trên chip và thiết bị đeo ở 985MHz (tần số radio). Dữ liệu ethanol được chuyển đến một thiết bị di động thông qua bộ chuyển đổi.
Theo giáo sư Drew Hall, trưởng nhóm nghiên cứu, các cảm biến này dùng để đo hàm lượng cồn trong dịch dưới da có độ chính xác hơn khi đo độ cồn trong máu. "Mục tiêu là phát triển một thiết bị giám sát nồng độ cồn thay thế cho các phương pháp điều trị lạm dụng dược chất và tốn thời gian như xét nghiệm máu", ông Drew nói.
Cách đo nồng độ cồn không cần ngậm ống thở |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình