Cần bổ sung dinh dưỡng, acid amin thiết yếu cho trẻ em và người mới ốm dậy
Trẻ em, người cao tuổi hoặc nhóm người mới ốm dậy, dễ rơi vào tình trạng chán ăn, hệ miễn dịch kém dẫn đến thiếu chất và acid amin thiết yếu. Việc cân bằng dinh dưỡng khẩu phần ăn và các sản phẩm bổ sung vô cùng quan trọng. Vấn đề này sẽ được PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ sau đây.
1. Tăng cường sức đề kháng không phải chuyện một sớm một chiều
Để tăng cường sức đề kháng là chặng đường trường, không phải ngày 1 - ngày 2 mà có được. Mai Phương cũng từng rơi vào cảnh bối rối, không biết bày tỏ cùng ai và cũng không thực sự có quân sư nào kinh nghiệm đầy mình để trao đổi.
Với trẻ em, phụ huynh cần có những giải pháp nào để tăng cường sức đề kháng vững chắc, đề phòng các bệnh cảm, chấm dứt tình trạng hay ốm vặt?
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Từ trẻ em đến người cao tuổi hay người mới ốm dậy trong giai đoạn cần phục hồi sức khỏe phải chú ý. Dù trẻ có biếng ăn, mẹ cũng nên xây dựng khẩu phần đa dạng thực phẩm, chế biến hợp khẩu vị của các bé.
Vào mùa hè, bữa ăn nên có một chút canh cua mồng tơi hay rau đay, canh chua hải sản, sườn nấu chua kèm với thịt rim cùng đậu sốt cà chua. Những thức ăn mềm sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn.
Những khi trẻ mệt, mẹ có thể chế biến bát cháo với đa dạng thực phẩm như thịt bò, tôm, khoai tây, gạo, đậu xanh, bí đỏ để tạo thành món ăn ngon.
Trong giai đoạn này, để tăng cường sức khỏe, tăng cường miễn dịch tốt nên tìm đến giải pháp bổ sung các thực phẩm giúp trẻ em, người cao tuổi, người vừa ốm dậy ăn ngon miệng, bồi phục lại những chất dinh dưỡng bị thiếu.
Không thể trong một sớm một chiều mà trẻ có thể ăn tốt, tăng cân, tăng chiều cao ngay. Muốn nâng cao sức khỏe cho trẻ biếng ăn, mẹ phải bền bỉ từ khẩu phần tự nhiên đến bổ sung các thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Việc bổ sung có khi cần đến 3 tuần, 1 tháng mới bắt đầu thấy hiệu quả.
2. Bổ sung đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng giai đoạn trẻ đang ốm và khỏi bệnh
Trẻ ốm lại biếng ăn, và khi trẻ biếng ăn lại suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Khi rơi vào vòng luẩn quẩn này, cha mẹ nên đồng hành cùng con như thế nào, thưa BS?
- Khi trẻ đang ốm nên có chế độ dinh dưỡng ra sao để con nhanh phục hồi?
TS.BS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Phải xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng thực phẩm với đầy đủ chất dinh dưỡng từ chất đạm, chất béo, các vi chất dinh dưỡng và bổ sung thê các thực phẩm giúp ăn ngon miệng, tăng súc đề kháng, đó là giải pháp rất quan trọng để các mẹ chú ý.
- Và khi đã khỏi bệnh thì xây dựng chế độ dinh dưỡng thế nào để bảo toàn sức đề kháng cho trẻ ạ?
TS.BS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Phục hồi sau ốm là giai đoạn quan trọng, thời điểm này cần chăm sóc khẩu phần ăn cho em bé đặc biệt hơn so với khi chưa bị ốm, bởi vì với khẩu phần ăn giàu năng lượng, giàu đạm, giàu vi chất dinh dưỡng, và kết hợp bổ sung các thực phẩm nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Các mẹ cần chú trọng, nếu con không ăn được, nên chia nhỏ các bữa ăn, ví dụ, bình thường con ăn 3-4 bữa, giai đoạn này có thể chia làm 5-6 bữa.
Đặc biệt ở các bé gầy, biếng ăn, có thể bổ sung thêm một bữa phụ vào buổi tối, như vậy, con có thể đủ năng lượng, đủ chất đạm và các chất dinh dưỡng, giúp tăng cân, tăng chiều cao, tăng cường miễn dịch.
3. Dùng thực phẩm bổ sung kích thích ăn ngon miệng cho trẻ em và người cao tuổi mới ốm dậy
Tăng cường sức đề kháng, gia cố hệ miễn dịch ở người lớn tuổi, người mới ốm dậy, người suy nhược cần điều gì khác biệt so với nhóm có hệ miễn dịch non nớt như trẻ em, thưa BS?
TS.BS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Trẻ sau khi ốm dậy, rơi vào tình trạng chán ăn, mẹ cần tìm đến các thực phẩm bổ sung giúp kích thích ăn ngon miệng. Ví dụ, các thực phẩm giàu acid amin, Lysine, Taurine, Choline kích thích ăn ngon miệng, tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não tốt, tăng cường dẫn truyền thần kinh.
Đặc biệt, khi biếng ăn, khẩu phần ăn không đủ, các bé thường thiếu các acid amin thiết yếu, chính việc bổ sung các chất trên sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn.
- Không chỉ trẻ em, mà những nhóm người MC đề cập trên cũng có khả năng rơi vào tình trạng chán ăn. Nên tăng cường các nhóm thực phẩm nào, cách chế biến ra sao để tăng cảm giác ngon miệng trong tình huống này ạ?
TS.BS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Người cao tuổi Việt nam thường mắc nhiều bệnh một lần, sau xuất viện, nhóm người này sẽ rơi vào tình trạng chán ăn. Trong giai đoạn này, cần chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị người cao tuổi, ví dụ như cháo, mì.
Tuy nhiên, cần lưu ý, chế biến món ăn cho người cho người cao tuổi như cơm, canh, rau luộc, thịt, cá đều phải nấu mềm hơn bình thường, điều này sẽ giúp họ dễ ăn hơn.
Bên cạnh đó, người cao tuổi sau thời gian ốm sẽ thiếu đạm, thiếu vi chất dinh dưỡng, và dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, do đó, cần tìm đến các giải pháp như bổ sung acid amin, các dưỡng chất giúp kích thích vị giác ăn ngon miệng, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, dần dần sẽ cải thiện và nâng cao miễn dịch, sức khỏe phục hồi tốt.
4. Lysine, Taurine, Choline - các loại acid amin giúp ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe
Theo MC tìm hiểu, bổ sung các acid amin giúp ăn ngon miệng, bồi bổ cơ thể và phục hồi sức khỏe. Thực hư thông tin này như thế nào, thưa BS? Cụ thể, các acid amin nào sẽ thực hiện vai trò này ạ?
TS.BS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Thông thường, trong khẩu phần ăn, cần có 20 loại acid amin khác nhau, trong đó, có 8 acid amin thiết yếu, những loại này cơ thể thường không tổng hợp hoặc tổng hợp rất ít, và thiếu trong khẩu phần ăn. Đặc biệt, khi ăn ít các thức ăn động vật, sẽ bị thiếu các loại acid amin thiết yếu.
Với những người thường xuyên bị ốm, khẩu phần ăn thiếu chất đạm, chắc chắn sẽ bị thiết hụt các loại acid amin thiết yếu cần cho cơ thể. Theo kinh nghiệm dinh dưỡng, Lysine là một loại acid amin thiết yếu mà cơ thể tổng hợp không đáng kể. Với nhóm trẻ em, người cao tuổi hoặc những người sau ốm, bổ sung Lysine giúp kích thích ăn ngon miệng, đặc biệt, trong khẩu phần ăn đang thiếu chất, bổ sung Lysine sẽ nhận thấy hiệu quả. Bên cạnh đó, Lysine còn giúp tăng trưởng chiều cao
Taurine cũng là một acid amin thiết yếu, khi bổ sung sẽ giúp tăng cường hoạt động của gan, theo đó, gan là một cơ quan tăng cường tiết mật, khi mật đủ, việc tiêu hoá thức ăn sẽ hiệu quả hơn.
Choline cũng là một dưỡng chất rất thiết yếu, thường bị thiếu trong khẩu phần ăn, đặc biệt là giai đoạn bị ốm, đau, biếng ăn. Choline không chỉ giúp ăn ngon miệng mà còn giúp vấn đề tăng chất dẫn truyền thần kinh, chính Choline giúp làm tăng hoạt động dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh với nhau, khi đủ, khả năng ghi nhớ, học tập sẽ được cải thiện. Đối với người cao tuổi, nếu khẩu phần ăn thiếu chất sẽ xuất hiện tình trạng hay quên, việc bổ sung Choline sẽ giúp trí não phục hồi tốt.
5. Kết hợp thành phần tự nhiên và thực phẩm bổ sung để ăn ngon miệng, tăng miễn dịch
Xin cảm ơn BS, nhờ chương trình hôm nay, MC có thêm một kiến thức vô cùng thú vị, đó là các acid amin, đặc biệt là lysin, cholin, taurin giúp kích thích vị giác.
- Với trẻ em, nên bổ sung các thành phần này như thế nào để hiệu quả, an toàn?
TS.BS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Ngoài những acid amin thiết yếu, các mẹ có thể lựa chọn sản phẩm giúp em bé ăn tốt, giàu đạm, thủy phân từ men bia, đó là bộ acid amin chuẩn và giúp ăn ngon miệng, có thể kết hợp bổ sung cho các bé.
Cần lựa chọn các sản phẩm từ các nhãn dược có uy tín, và được cơ quan y tế cấp phép ra thị trường, còn hạn sử dụng, tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Với trẻ em 3-4 tuổi, uống 1-2 ống/ngày, người lớn tuổi uống khoảng 2 ống/ngày, đó là giải pháp bổ sung các acid amin hoặc acid amin thiết yếu, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch và tăng cường trí não.
- Với người cao tuổi, người mới ốm dậy, người suy nhược, các thành phần này cần bao nhiêu là đủ ạ?
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Acid amin cần rất nhiều, có trong nguồn đạm, tuy nhiên, với các acid amin thiết yếu như Lysine, các bé cần 300-400mg/ngày, trong đó, khẩu phần ăn phải cung cấp được một phần, còn lại, các mẹ có thể bổ sung thêm cho con.
Những người lớn tuổi cần nạp hàng nghìn miligam mỗi ngày, nhưng phải dựa vào khẩu phần ăn tự nhiên đã bổ sung một phần, còn thiếu sẽ được bổ sung từ các sản phẩm khác.
- Nếu được kết hợp thêm một thành phần đặc biệt như đạm men bia thủy phân sẽ góp phần phụ trợ cho những acid amin như lysin, cholin, taurin trong tăng cường sức đề kháng, tăng vị giác ra sao ạ?
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm trả lời: Để tăng cường sức đề kháng, ngoài đạm men bia thủy phân, các sản phẩm như có Iysine, Cholin, Taurin, có thể chọn thêm các sản phẩm có yếu tố tăng cường miễn dịch nổi trội là Thymomodulin. Đây là yếu tố giúp kích thích hệ miễn dịch tăng cường, phát triển và sản xuất các yếu tố miễn dịch. Khi đủ các yếu tố nguyên liệu như các acid amin, cơ thể sẽ tăng cường được miễn dịch.
Bên cạnh đó, các yếu tố như Lysine giúp kích thích ăn ngon miệng, tăng khẩu phần ăn tự nhiên, người bệnh có đủ chất. Vì vậy, phải qua một giai đoạn củng cố các thành phần tự nhiên và kết hợp với thực phẩm bổ sung để ăn ngon, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
6. Sản phẩm có Thymomodulin, tăng cường miễn dịch cho người biếng ăn, ốm vặt
Khi từng trải qua một cơn cảm, MC lại được biết thêm rằng, Thymomodulin tăng cường miễn dịch, giải quyết các bệnh lý do nhiễm khuẩn.
- Với thời tiết giao mùa, mầm bệnh được đà lấn tới, bổ sung Thymomodulin sẽ hỗ trợ cho sức đề kháng ở người trưởng thành như thế nào, thưa BS?
Những người thường bị ốm vặt, biếng ăn, sức đề kháng giảm, nên chọn lựa các sản phẩm có Thymomodulin, giúp tăng cường miễn dịch. Đối với trẻ em có thể bổ sung 1-2 ống/ngày, người trường thành bổ sung khoảng 2 ống/ngày sẽ rất tốt cho cơ thể.
Thành phần Thymomodulin giúp tăng cường miễn dịch trong tế bào được sản sinh tốt hơn, cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus; các kháng thể, dịch thể trong cơ thể đầy đủ để chống lại bệnh tật.
Trải nghiệm thực tế sản phẩm Antot Traphaco của MC/KOL Ngô Mai PhươngHiện tại, gia đình Mai Phương đang sử dụng bộ 3 sản phẩm của Antot Traphaco, bao gồm: Antot Thymo, Antot IQ và Antot, nhận thấy sự cải thiện rất rõ rệt. Ví dụ, sản phẩm Antot Thymo được Mai Phương sử dụng trong giai đoạn bầu và sau sinh. Với tình trạng nghén 9 tháng mang thai, không ăn được, nhưng khi sử dụng sản phẩm Antot Thymo giúp Mai Phương ăn ngon hơn, ăn được những món từng bị nghén trước đó, ngoài ra, vị giác cải thiện, sức đề kháng tốt hơn. Bên cạnh đó, 9 tháng mang thai, uống Antot Thymo, Mai Phương không bị cảm, ốm, nhưng sau khi sinh, do bận chăm sóc em bé nên quên bổ sung khoảng 1-2 tháng, thời gian này, cơ thể yếu, suy nhược, không bổ sung acid amin và các chất dinh dưỡng khác nên rơi vào tình trạng hậu sản. Sau đó, gia đình nhắc nhở, Mai Phương đã uống lại Antot Thymo. Thời điểm hiện tại, em bé lớn hơn, Mai Phương quay lại với công việc và cảm thấy sức khỏe cải thiện, vị giác tốt, ăn được nhiều hơn. Ngoài ra, Mai Phương còn bổ sung thêm sản phẩm Antot IQ, bởi vì, sau sinh, xuất hiện các vấn đề liên quan đến trí não, suy giảm trí nhớ. Sau khi sử dụng Antot IQ, Mai Phương có thể quay lại với guồng công việc, trí nhớ và khả năng tập trung tốt hơn. Đó là các trải nghiệm thực tế của Mai Phương và gia đình. |
Phần 1: Làm sao thoát khỏi vòng lặp “suy giảm miễn dịch - ốm vặt - biếng ăn”?
Phần 3: Antot kích thích ăn ngon, tăng cường trí não
Trân trọng cảm ơn PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm và Antot Traphaco đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình